‘Bên Thắng Cuộc’ là sách gây biến đổi

1.- ‘Bên Thắng Cuộc’ là sách gây biến đổi

Tiến sỹ Lê Sỹ Long. Đại học Houston, Hoa Kỳ. bbc, 22 tháng 2, 2013

Nhiều sự kiện tại Nam Việt Nam sau 1975 vẫn còn cần thêm ánh sáng lịch sử

Huy Đức đã mô tả cuốn sách của mình như một “lịch sử thực sự của Việt Nam”, tác phẩm đã giành được nhiều khen ngợi từ các nhà sử học cho rằng đây là một “cuốn sách trung thực” đem lại những hiểu biết mới mẻ mà không một học giả nào quan tâm tới Việt Nam trong thời kỳ thống nhất có thể bỏ qua.

Trước khi đánh giá cuốn “Bên Thắng Cuộc” của Huy Đức, tôi xin lưu ý rằng tôi thuộc bên “thua cuộc,” gia đình tôi vượt biên bằng thuyền vào cuối năm 1981, và tôi vẫn còn có người thân ở Việt Nam bị đối xử như là những công dân “hạng hai” vì họ là bên đứng sai trong cuộc chiến.

Trên thực tế, tôi đã cố tình lựa chọn để nghiên cứu và giảng dạy các quan điểm phi cộng sản Việt Nam trước, trong và sau cuộc chiến Việt Nam.

Lý do tôi làm như vậy vì kinh nghiệm của miền Nam Việt Nam đã và đang tiếp tụ bị “xuyên tạc” dưới thể chế Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Tại Mỹ, lịch sử của Nam Việt Nam (Việt Nam Cộng Hòa) đã chịu thiệt thòi vì sự nhấn mạnh quá áp đảo về chủ đề “bài học” từ “kinh nghiệm của Mỹ trong chiến tranh”.

Hơn nữa, nhiều học giả người Mỹ gốc Việt của thế hệ chúng tôi đang chuyển đổi mục tiêu chính của các nghiên cứu Hoa Kỳ về Việt Nam vượt qua tiếp cận “nỗi ám ảnh chống cộng” của thế hệ cũ đối với cuộc chiến này.

“Câu hỏi khi đó sẽ là liệu cái mới của các ông Bùi Tín và Huy Đức có đi xa hơn việc chỉ được coi là đóng góp của “người bên trong hệ thống” hầu dĩ củng cố những gì mà “những người bên ngoài” đã biết về phe thắng cuộc”

TS Lê Sỹ Long

Đối với tôi, sự thất vọng là có nhiều tác phẩm sâu sắc của cả giới “tinh túy” và “bình dân” của người Việt Nam được liên kết với Việt Nam Cộng hòa sẽ không bao giờ được sử dụng trong các trường trung học và đại học ở Hoa Kỳ.

Liên quan đến nỗi thất vọng này là khi các tác phẩm liên kết với bên thắng cuộc được công bố, cho dù như của Bùi Tín và Huy Đức, đã không có sự đánh giá lại các công trình giá trị được viết bởi những người không phải là Cộng sản Việt Nam từng sống và trải nghiệm trong giai đoạn trước và sau 1975.

Chẳng hạn, Bùi Tín lập luận rằng sự thịnh vượng và ổn định thực sự cho Việt Nam chỉ có thể đến từ một nền dân chủ và Huy Đức kêu gọi các lãnh đạo hiện nay học hỏi (hoặc thừa nhận) các “sai lầm” của Đảng trong giai đoạn giải phóng, là những gì đang tạo nên cốt lõi của hệ tư tưởng và khát vọng của bên những người Việt Nam phi cộng sản.

Câu hỏi khi đó sẽ là liệu cái mới của các ông Bùi Tín và Huy Đức có đi xa hơn việc chỉ được coi là đóng góp của “người bên trong hệ thống” nhằm bổ sung cho những gì mà “những người bên ngoài” đã biết về phe thắng cuộc.

Và cũng không rõ liệu ông Bùi Tín và ông Huy Đức có thể có một tác động trong cuộc tranh luận về cách lãnh đạo có trách nhiệm – tức là giới chức không việc gì phải sợ việc nhìn nhận, ghi nhận và trình bày các sự kiện vì lợi ích chung- khi sách của họ phải xuất bản ở Paris và Boston.

‘Công dân làm báo’

Các nhân vật nước ngoài có liên quan tới cuộc chiến Việt Nam đã tái hiện trong sách

Một câu hỏi đặt ra nữa là liệu cuốn “Bên Thắng Cuộc” có phải là về những công dân đang làm chuyển đổi diễn trình chính trị – xã hội của Việt Nam?

Trong nỗ lực để đánh giá khách quan cuốn sách của Huy Đức, tôi quyết định xem xét câu chuyện kể của tác giả thông qua lăng kính của một nhà báo công dân, trong đó Huy Đức nhấn mạnh rằng ông đang đưa ra sự thật, từ đó, xem xét xem công dân làm báo có thể tác động ra sao đến các lĩnh vực lịch sử và chính trị. Điều này có nghĩa là với sự xuất hiện của một xã hội dân sự chính trị và công nghệ trực tuyến toàn cầu, công dân làm báo ở Việt Nam đã truyền cảm hứng cho mọi người thảo luận và hành động trong kết nối với các hoạt động chính trị – xã hội.

Trong những năm gần đây, các chủ đề đã được nhiều công dân bàn luận trên mạng bao gồm chủ quyền quốc gia, quyền lao động, các quyền về đất đai, dân chủ, và cải thiện quản lý để làm giảm tham nhũng và quyền lực độc đoán, mặc dù lãnh đạo Đảng vẫn muốn kiểm soát và quyết định dòng chảy của dân làm báo.

Với bối cảnh trên, có lẽ những điểm mạnh và điểm yếu trong cuốn sách của Huy Đức có thể được phân tích một cách khách quan hơn. Đối với tôi, đổi mới và sự tươi mới của cuốn sách của Huy Đức đến từ khả năng vận dụng báo chí của ông để tường thuật một sự kiện chính trị mà đi kèm là các yếu tố về “tính khả tín” và “độ tin cậy”, dựa vào các sự kiện lịch sử có sẵn, các phóng sự, hồi ức và các cuộc phỏng vấn.

Tránh sử dụng một số nguyên tắc báo chí cầu toàn, Huy Đức tiết lộ lý do tại sao ông viết cuốn sách và dường như ông có được sự độc lập trong suy nghĩ và cởi mở trước các chỉ trích.

Quan trọng hơn, tác phẩm của Huy Đức công khai đưa ra những quan điểm, kinh nghiệm, và sự thật vốn thiếu vắng trong những công bố công khai của chính quyền Việt Nam, như chỉ ra việc các tướng Việt Nam Cộng Hòa tuẫn tiết vì tinh thần dân tộc mà họ đặt niềm tin; nói về những kinh nghiệm của những “kẻ thua cuộc,” những người phải trải qua các trại cải tạo, các chiến dịch đánh tư sản, và xóa bỏ văn hóa cũ của Sài Gòn, miêu tả cuộc đời bi thảm của nhiều thuyền nhân vượt biên, cùng với những người phụ nữ bị cướp biển hãm hiếp.

“Huy Đức có vẻ chọn lọc và sáng tạo trong việc sử dụng quá khứ để minh họa cho các mối quan tâm đương đại”

TS Lê Sỹ Long

Tuy nhiên, tôi không nhìn công trình của Huy Đức như một công trình sử học, bởi vì ngay từ đầu, nó đã không đề cập những mối quan tâm về quá khứ – xét lại, sửa chữa, hoặc tái tạo lại quá khứ như nó vốn có. Thay vào đó, Huy Đức có vẻ chọn lọc và sáng tạo trong việc sử dụng quá khứ để minh họa cho các mối quan tâm đương đại.

Điều này bao gồm việc giải quyết các những tấn bị kịch hậu 1975 theo một cách thức hầu dĩ tránh được những sai lầm trong tương lai, để có thể hòa giải với phía “thua cuộc” bằng cách tìm kiếm sự thật, và để thống nhất những người Việt Nam bằng cách “ghi nhớ” Hoàng Sa và Trường Sa cùng cuộc giải phóng chế độ Pol Pot. Tuy nhiên, vì tác phẩm của Huy Đức không phải để viết sử theo nghĩa truyền thống, nó đích thị là lý do tại sao tôi nghĩ rằng cuốn sách là một sự kiện gây “xúc động” mạnh.

Bằng việc xuất bản cuốn sách trực tuyến mà không có bất kỳ một nhà xuất bản lớn nào đứng đằng sau nó, người Việt Nam có thể quyết định xem liệu tác phẩm của Huy Đức có phù hợp với quan điểm chính trị – xã hội cần có của đất nước họ hay là không.

‘Ai “giải phóng” ai?’

Nếu điểm mạnh của cuốn sách của Huy Đức về đất nước Việt Nam thời kỳ thống nhất chỉ mang tính “thúc đẩy, sắp xếp lại một số điều chứ không phải là vượt hẳn qua giới tuyến,” tôi tin rằng đây cũng là điểm yếu của cuốn sách.

Ví dụ, một luận điểm ngầm của tác phẩm của Huy Đức có vẻ là về “thuyết vĩ nhân”, với các quan chức như Nguyễn Văn Linh, Võ Văn Kiệt, và ông Lê Đăng Doanh đã sử dụng ảnh hưởng chính trị của họ để đưa ra một con đường cải cách hầu sửa “sai” thành “đúng” trong tư duy.

Ở đây, vấn đề là tài liệu cho thấy các ông Nguyễn Văn Linh và Võ Văn Kiệt đã được giao nhiệm vụ và đã theo đuổi chính sách loại bỏ chủ nghĩa tư bản ở miền Nam cùng văn hóa ‘tân thuộc địa của Mỹ’.

Có một mức độ đạo đức giả nhất định khi những người hăng hái nhất chứng minh lỗi lầm trong quá khứ của họ, cũng như ông Linh và ông Kiệt, và sau đó chính họ lại đòi lại sự lãnh đạo như những người cổ súy, chủ trương các cải cách “đổi mới” như một chân lý mới. Tuy nhiên, nói chung, cả hai ông Linh và Kiệt đều chỉ dám nói lên sự thật khi họ đang tìm kiếm quyền lực hoặc đã không còn nắm giữ quyền lực nữa.

Dựa trên các tác phẩm sử dụng các nguồn và lý giải trước đây đăng tải trên các báo Sài Gòn Giải Phóng, Nhân Dân và Tuổi Trẻ, điều có vẻ giống sự thật hơn được thấy là các hoạt động của những công dân không tuân thủ ở nhiều địa phương là những lý do cho một sự thay đổi trong định hướng quốc gia một cách có hệ thống.

Ông Võ Văn Kiệt và nhạc sỹ Phạm DuyCuốn sách đã đề cập đến nhiề̉u nhân vật lịch sử Việt Nam từ thời kỳ chiến tranh và hậu chiến

Các tác phẩm loại này bao gồm “Việt Nam dưới chế độ cộng sản, 1975-1982 của Nguyễn Văn Canh (1983) và “Những mảnh vỡ của Hiện tại: Nghiên cứu đương đại về Việt Nam Cộng hòa” của Philip Taylor (2001).

Như thế, tôi tin rằng các công dân Việt Nam, những người đã dám bất tuân các chính sách mà họ cho là “sai lầm” từ 1975-1986 chính là những người đã thực sự cứu quốc gia không sa chân sâu hơn nữa vào thảm họa.

Tôi không quan tâm quá nhiều về việc liệu Đảng lãnh đạo có thể thừa nhận “những lỗi lầm lịch sử,”hơn là việc đảng sẽ thừa nhận những “sai lầm”để mà không để có bất cứ điều gì xảy ra với chính họ.

‘Một sự biến đổi?’

Một thiếu sót khác là khi Huy Đức kể về việc giải phóng của chế độ Pol Pot, mà không giải thích quan điểm của những người tị nạn Campuchia.

Tuy nhiên, từ những gì tôi đã đọc được, người tị nạn Campuchia có vẻ nhìn nhận nghiêng hơn về quan điểm cho rằng sự can thiệp quân sự của Việt Nam tại Campuchia là một cuộc “tấn chiếm,” là “cơ hội”, hơn là một hành động “cứu sống nhưng hà khắc”.

Đối với các học giả Mỹ gốc Campuchia, một số người đã thừa nhận rằng việc tiếp quản quân sự của Việt Nam tại Campuchia có thể được xem như là “giải phóng”, chứ không phải là một “cuộc xâm lược”. Tuy nhiên, đối với các học giả đó, việc “giải phóng” khỏi Khmer Đỏ đi kèm với “những di sản lịch sử” mà người Campuchia phải tiếp tục trả giá và chung sống.

Mặc dù vậy, tôi nghĩ rằng cho dù cuốn sách của Huy Đức là ‘bình cũ rượu mới,’ thì nó vẫn mở ra một câu hỏi.

Đó là, chính quyền sẽ có cho phép Huy Đức đi tiếp những khát vọng của ông tại Việt Nam sau khi kết thúc học bổng tại Đại học Harvard?

Đồng nghiệp của ông tại Việt Nam liệu sẽ có thể hỗ trợ để cuốn sách của ông có thể có mặt trên các giá sách ở các cửa hàng sách hay không?

Liệu các giáo viên lịch sử hay các giáo sư tiến bộ tại Việt Nam sẽ có thể sử dụng cuốn sách của Huy Đức trong lớp học của họ hay không?

Và rằng liệu công dân Việt Nam ở Việt Nam có thể bắt đầu viết blog về kinh nghiệm cá nhân hoặc kinh nghiệm của gia đình họ trong thời kỳ đất nước thống nhất hay không?

Đối với tôi, nếu một số câu trả lời là có, thì cách tiếp cận của Huy Đức kể lại về Bên Thắng Cuộc có thể được xem như là sự biến đổi.

Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả, đang làm việc ở C.T. Bauer College of Business, Đại học Houston, Hoa Kỳ.

_____________________________________________________

Về cuốn ‘Bên Thắng Cuộc’

Nguyễn Giang. bbcvietnamese.com. bbc, 12 tháng 12, 2012

Mốc thời gian quan trọng: Sài Gòn 30 tháng 4 năm 1975

Khi tin ‘giải phóng miền Nam’ lan đến một vùng quê Hà Tĩnh, một cậu bé còn chơi với bạn ở ngoài ruộng và bọn trẻ đã ‘buông nhau ra thôi không đánh vật’ nữa, nhưng cuộc giằng co chọn lối đúng và sai cho cả một dân tộc hóa ra mới chỉ bắt đầu và còn chưa kết thúc.

Với cậu bé chăn trâu ngày đó mà nay thành danh với cái tên blogger Osin, hành trình vào đời và nghiệp làm báo cũng bắt đầu từ tháng 4/1975 khi sự ‘nhận mặt nhau’ diễn ra có triệu người vui và triệu người buồn của hai miền Nam Bắc Việt Nam sau cuộc nội chiến quốc tế hóa.

Khi được đọc bản thảo ‘Bên Thắng Cuộc’ (cả hai tập), tôi băn khoăn không hiểu vì sao Huy Đức không đặt tựa cho sách là ‘Bên Thắng Trận’ với cả sự oai hùng, hào khí cách mạng như truyền thông chính thống vẫn nêu?

Có phải trận chiến quân sự và ý thức hệ dù lớn lao đến đâu cũng chỉ là một cuộc cờ và trận chiến vì tâm hồn và tương lai Việt Nam vẫn chưa dứt?

Những suy luận đến từ cuốn sách chắc sẽ còn nhiều, vì chỉ trong vòng vài tuần qua, số bài bình luận về cuốn ‘Bên Thắng Cuộc’ đã xuất hiện đông đảo với đầy đủ những lời khen nhưng cũng có một số ý phê bình, đa số tôn trọng và không gay gắt.

Vì thế nên ở đây, tôi chỉ chia sẻ một số cảm quan riêng và tập trung vào những gì tôi nghĩ rằng sách đã gợi mở ra và tạo đà cho những người viết trong và ngoài nước đi tiếp.

Trước hết, cuốn sách mổ xẻ khá rành mạch, chi tiết và làm mới lại nhiều giai đoạn lịch sử, biến cố, sự kiện quan trọng trong một thời kỳ cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam từ 1975 đến Đổi Mới.

Các đoạn có giá trị nhất, nhiều tư liệu mới nhất và tổng hợp được cách nhìn của các bên nhất phải kể đến giai đoạn lực lượng cộng sản Nam và Bắc tiến vào Sài Gòn, và thời kỳ quân quản rồi thống nhất hai miền.

“Cuốn sách của tôi bắt đầu từ ngày 30-4-1975, ngày nhiều người tin là miền Bắc đã giải phóng miền Nam. Nhiều người thận trọng nhìn lại suốt hơn ba mươi năm, giật mình với cảm giác bên được giải phóng hóa ra lại là miền Bắc”

Sau đó là các diễn biến của thời kỳ đánh tư sản, tiêu diệt văn hóa, văn nghệ tự do, quy kết loại trừ tư bản Hoa kiều, cưỡng bức kinh tế mới, cho tới cuộc chiến với Khmer Đỏ cùng thời gian các nỗ lực duy chí ý nhằm áp đặt mô hình kinh tế xã hội chủ nghĩa bao cấp trên cả nước, đưa đến các thảm họa nhân đạo và sự suy sụp kinh tế.

Ở các chương này, ngòi bút Huy Đức tỏa sáng trong giọng văn âm thầm, cố gắng giữ vẻ bình thản nhưng bên trong sôi sục, thậm chí có chỗ nghẹn đi vì các biến cố đau đớn cho hàng triệu người mà anh chứng kiện cận cảnh, nhất là ở trong tâm thức một người đi bộ đội về và từ Bắc vào sống trong Nam.

Qua các chương đó, người đọc dù thuộc các thế hệ sau có thể hình dung ra được khá rành mạch vì sao sự mê tín với một mô hình độc tôn đã khiến lãnh đạo Đảng cầm quyền ở Việt Nam liên tiếp sai lầm mà các di chứng vẫn còn đang là chính sách hiện hành dù đã được bớt liều nhờ tác động khách quan và sự tự ý thức.

Dòng đời trong lịch sử

Cách viết ‘sử ký’ di chuyển từ bối cảnh lịch sử chung đến hoạt động của các nhân vật chính đã dựng lại nhiều hình ảnh sống động nhờ số lượng phong phú các tư liệu nguồn mà tác giả ghi lại hoặc phỏng vấn trực tiếp với nhiều nhân chứng, người trong cuộc ở cả các cấp cao.

Cuộc đời riêng, hoạt động và suy nghĩ, tính toán cá nhân và chính trị của các ông Lê Duẩn, Võ Nguyên Giáp, Võ Văn Kiệt, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Lê Đức Thọ…được tái hiện rõ rệt.

Chuyện tình yêu, hôn nhân, gia đình vợ con họ được kể lại, ghi lại vừa đủ để phụ thêm cho các hiểu tính cách, các bước ngoặt trong đời những nhân vật này trong bối cảnh xã hội, lịch sử mà không sa đà vào chuyện riêng tư.

Chẳng hạn cuộc tình và cuộc đời làm vợ thứ nhì của ông Lê Duẩn mà bà Nguyễn Thụy Nga phải gánh chịu cho thấy một giai đoạn mà văn hóa chính trị cộng sản rất hà khắc, thậm chí tàn khốc với việc riêng của tất cả mọi người, kể cả những nhân vật cao cấp, ngược hẳn với thời kỳ tung hê, thả cửa của quan chức hiện nay.

Một cách nhìn khác xuyên qua những tư liệu quý mà Huy Đức thu lượm và tìm cách kiến giải là dòng ‘sinh hoạt quân sự’.

Ông Võ Văn Kiệt đến hội nghị sơ kết Thanh niên Xung phong năm 1981 ở Đắc Nông

Lồng vào các chiến dịch tiến vào Sài Gòn năm 1975, chiến tranh biên giới Tây Nam, xung đột Trung – Việt, hay đi ngược về thời kỳ kháng Pháp, chiến tranh Mỹ – Việt là các chân dung sỹ quan, tướng lĩnh, nhân chứng của nhiều phía.

Các trận đánh, các cuộc ra quân, những vụ thảm sát, tàn phá của quân Pol Pot, quân Trung Quốc được mô tả bằng ngòi bút của người làm báo, viết phóng sự nên sống động hơn nhiều so với các cuốn tiếng Việt từ trước tới nay về cùng chủ đề mà tôi được đọc.

Các vụ ‘thâm cung bí sử’ trong chính trường Việt Nam, nhất là giới tướng lĩnh như cái chết của các tướng Nguyễn Chí Thanh thời chiến tranh, rồi những chuyện đột tử của các tướng Hoàng Văn Thái, Lê Trọng Tấn, Đinh Đức Thiện sau này cùng một âm mưu bao vây, hạ thấp tướng Võ Nguyên Giáp được mô tả thật sinh động.

Cuộc đời và các suy tư của ông Võ Văn Kiệt mà tác giả có thời gian gặp gỡ nhiều cũng được trình bày lại khá đầy đủ, cho người đọc cơ hội thấy được chân dung một nhân vật cộng sản miền Nam luôn trăn trở để càng về cuối đời lại càng về gần với tinh thần dân tộc.

Nhân chứng và tư liệu

Đã có người khác đã bình luận về phương pháp viết của Huy Đức, gồm cả phần được và phần thiếu sót nên ở đây, tôi chỉ muốn chú ý đến cách sử dụng tư liệu của tác giả để tạo dựng bối cảnh quốc tế hoặc khu vực cho phần nội dung Việt Nam của anh.

Giai đoạn viết về cuộc cách mạng dân chủ Đông Âu và Liên Xô sụp đổ không phải là phần mạnh nhất của tác giả.

Nhà báo Huy Đức và TBT Lê Khả Phiêu: bản thân tác giả là nhân chứng của nhiều sự kiện lịch sử

Huy Đức chủ yếu sử dụng lời kể của tiến sỹ Lê Đăng Doanh về chuyến đi của Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh sang Đông Đức, cuộc gặp Erich Honecker, Mikhail Gorbachev và Nicolai Ceaucescu và tư liệu của Bùi Tín đã xuất bản khá lâu để dựng lại ‘cú sốc thể chế’ mà perestroika và glasnost gây ra cho ban lãnh đạo Hà Nội.

Sang để ‘chấn chỉnh’ lãnh tụ phe cộng sản quốc tế Gorbachev về đường lối xét lại, ông Linh đã cảm lạnh, sốt và ốm (theo cả nghĩa đen và bóng?) khi gặp sự hắt hủi, coi thường của ‘đồng chí đàn anh’ – dấu hiệu Hà Nội bị Đông Âu bỏ rơi nên dần tìm sang ngả Trung Quốc.

Nhưng cũng vì dựa trên các trích dẫn đó là chính, nhiều lý giải về Đông Âu trong sách không theo kịp các tác phẩm xuất bản tại khu vực này hoặc sách của các tác giả Phương Tây trong 10 năm qua.

“Khi được đọc bản thảo ‘Bên Thắng Cuộc’, tôi băn khoăn không hiểu vì sao Huy Đức không đặt tựa cho sách là ‘Bên Thắng Trận’ với cả sự oai hùng, hào khí cách mạng? “

Nguyễn Giang

Về sự dính líu và cuộc tháo chạy của người Mỹ khỏi Đông Dương, quan hệ Mỹ – Trung về Campuchia cuốn sách cũng dùng quá nhiều luận điểm của nhân vật nổi tiếng thiên kiến và thiên hữu, ông Henry Kissinger trong cuốn ‘Ending the Vietnam War’ (2003), thiếu hẳn các cuốn mới hơn về Trung Quốc như ‘Inside Ten Episodes of China’s Diplomacy’ (2006) của Tiền Kỳ Tham.

Các đoạn về quan hệ Trung Xô hoặc Trung Mỹ hay vai trò chỉ đạo của Moscow với Hà Nội trong nhiều thập niên cũng thiếu nhiều phần đối chiếu từ các sách mới mà giới nghiên cứu Âu Mỹ liên tiếp đưa gia thời gian qua như cuốn ‘Revolution 1989: The Fall of the Soviet Empire’ của Victor Sebestyen (2009) hay ‘Russian’s Cold War’ của Jonathan Haslam (2012).

Nói như thế không phải là để phê phán cuốn sách đầy đủ nhất từ trước tới nay về chính trị Việt Nam mà để bạn đọc Việt Nam tin tưởng rằng chủ đề ‘hệ thống cộng sản’ vẫn được giới khoa bảng quốc tế theo đuổi, cập nhật, và trong dòng sách này Bên Thắng Cuộc chắc chắn là một hồ sơ quan trọng nếu được dịch ra ngoại ngữ.

Phần trong nước, tác giả cũng sử dụng khá nhiều các văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam để ghi nhận các bước tiến và lùi trong chính sách.

Nhưng vì ở Việt Nam luôn có khoảng cách khá lớn giữa ngôn từ văn bản với chính sách áp dụng thực và kết quả cuối cùng nên cách làm này dù cần thiết cho giới cần tra cứu, lại dễ khiến bạn đọc bình thường có cảm giác bội thực của một thời phải ăn độn bo bo.

Trái lại, khi đi xa văn kiện, ngòi bút báo chí tinh tế đã giúp tác giả giải mã được chiến lược ‘pháo đài huyện’ mà các con đẻ của nó vẫn đang lãnh đạo đất nước ngày hôm nay.

Xé rào: ông Trường Chinh thăm nhà máy bột giặt Viso năm 1983

Nào ai nghĩ chính phong trào ông Lê Duẩn tung ra nhằm gây dựng cán bộ trẻ từ huyện để đẩy thẳng lên trung ương hồi đó, theo Huy Đức, đã tạo đà cho ông Nguyễn Tấn Dũng từ huyện Cà Mau, tỉnh Minh Hải hay bà Trương Mỹ Hoa từ huyện Gò Công, tỉnh Tiền Giang và một số nhân vật khác lên cao.

Chính cách để các nhân vật thật tái hiện trong ánh sáng mới của lịch sử và tư liệu khiến ‘Bên Thắng Cuộc’ không nằm vào dạng tác phẩm nghiên cứu academic mà giống ký sự hay non-fiction biographic history tựa như của Simon Sebag Montefiore trong ‘Stalin: The Court of the Red Tsa’ hay ‘Jerusalem: The Biography’.

‘Bên Thắng Cuộc’ còn nhiều phần phát hiện thú vị khác về ‘người trong cuộc’ mà tôi tin là bạn đọc sẽ đánh giá cao, và nếu những gì tác giả viết ra có gây dư luận khen chê hay tạo ra tranh luận thì cũng là điều tốt vì đã lâu người đọc tiếng Việt chưa có trong tay một bộ sách đầy đủ, chân thực và nhiều tính gợi mở như thế về đất nước họ.

Và nếu vì đọc ‘Bên Thắng Cuộc’ mà có các tác giả khác nung nấu muốn viết thêm, viết lại, viết tiếp về chủ đề Việt Nam thì hẳn cũng là một thành công ‘ý tại ngôn ngoại’ cho tác giả.

Advertisement

One thought on “‘Bên Thắng Cuộc’ là sách gây biến đổi

  1. Một bộ sách vĩ đại ,cũng có tên là BÊN THẮNG CUỘC của tác giả HUY ĐÚC đã tạo được tiếng vang lớn và đươc SỬ GIA DUƠNG T QUỐC ca ngợi như là một BỘ SỬ HOÀNH TRÁNG khách quan nhất mực về thời hâu chiến sau 1975.

    Cốt lõi cũng vẫn là những nhân chứng trưc tiếp tổ chức điều hành cuôc trường chinh tới ĐIỂM MỐC THỜI GIAN 1975 rồi tiêp tục tổ chức điều hành cuôc TIẾP QUẢN CAI TRỊ CẢ ĐÁT NƯỚC .

    NGHĨA LÀ CUÔN SÁCH LIÊT KÊ NHỮNG HÒN ĐÁ CẢN ĐƯỜNG, NHỮNG VŨNG BÙN PHẢI LỘI CỦA ”ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM” TỪ ĐẦU CHO TỚI HÔM NAY

    KIỂM ĐIỂM : – NÓI CHUNG LÀ TỐT, LẺ TẺ CÁ BIỆT CÒN CHƯA TÔT .
    – SÁT NHƯNG CHƯA SÂU

    BÊN THẮNG CUỘC” , đào sâu vào nội dung, cũng chỉ là MỘT CHƯƠNG NỐI TIẾP những cuốn sử cộng sản ,

    ĐIỂM CHUNG CĂN CỐT ĐÓ LÀ GÌ ?

    ĐÓ LÀ DÙNG HẰNG TRIỆU CHUYỆN TIỂU TIẾT VẶT VÃNH LÀM HỎA MÙ KHỎA LẤP ĐIỂM CỐT LÕI .

    ĐÓ LÀ GÌ ?

    Đó chính là ” NGYÊN HÌNH CỦA ‘BÊN THẮNG CUỘC’ ”

    Xin tóm lược :

    – Cho tới mua xuân 75 :
    TỔNG BÌ THƯ LÊ DUẨN nói ” TA ĐÁNH MỸ LÀ ĐÁNH CHO NGA CHO TẦU ”

    – Từ mùa xuân 75 :
    a- VỨT BỎ CHIÊU BÀI “DÂN TỘC”
    b- TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG GIƯƠNG CAO NGỌN CỜ ĐỎ 6 (SÁU) SAO (CỜ “LẠ” , của TRUNG CỘNG hay của VIỆI CỘNG ? )VỚI 18 CHỮ VÀNG .

    NGẮN GỌN :
    BẢN CHÂT “BÊN THẮNG CUỘC” chỉ gồm BỐN CHỮ (còn chưa rõ mầu)
    ĐÓ LÀ “ĐÁNH THUÊ = BÁN NƯỚC ” !

    Xin góp vài chứng cứ và sự việc bổ túc:

    LÍNH QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN_ANH LÀ AI ?
    Câu trả lời: Dân đang gọi anh là kẻ ”HÈN VỚI GIẶC ,ÁC VỚI DÂN”
    Đã 2 lần anh hiện nguyên hình:
    1_LÍNH ĐÁNH THUÊ
    2_LÍNH HÁN NÔ

    Hỡi ôi!Sao lại phũ phàng đến vậy

    Vậy thì phải nói cho rõ ngọn nghành.

    Từ đầu, bao nhiêu thế hệ dân Việt đi theo Đảng,chỉ bởi lý tưởng ”DÂN TỘC” chả cần biết CỘNG SẢN là cái quái gì [kể cả các lãnh tụ Đảng, đã có kẻ nào đủ sức đọc và hiểu nổi sách ”Tư bản luận” của Mác hay chưa, cùng lắm chỉ ngồi viết ”SỬ ĐẢNG” như NGUYÊN PH. TRỌNG là qúa sức rồi! ]
    Riêng các anh lính đã vào cuộc trường chinh với khẫu hiệu:”TRUNG VỚI NƯỚC” .Tới mùa xuân75 các anh đã giúp Đảng nắm quyền trên tòan đất nước, thì sự việc mới được phanh phui
    Tổng bí thư Lê Duẩn nói: ”TA ĐÁNH MỸ LÀ ĐÁNH CHO NGA CHO TÀU”
    Chiêu bài ”DÂN TỘC” hay ”NƯỚC’ ‘hoặc ”TỔ QUỐC”,đã bị vất xuống bùn,để lộ nguyên hình anh lính Q.Đ NHÂN DÂN chỉ là LÍNH ĐÁNH THUÊ cho Nga Tàu [ là đơn vị đặt hàng thuê đảng CSVN làm ] không hơn không kém!
    Đã nắm được quyền, vất bỏ chiêu bài ”DÂN TỘC”, Đảng thủ tiêu luôn bọn MẶT TRÂN GIẢI PHÓNG MIỀN NAM là cái ”MẶT NẠ DÂN TỘC” đã đựơc vất xuống bùn chỉ vì sợ bọn khờ khạo này tranh ăn
    Nhưng các anh LÍNH không bị giải thể , chỉ sắp xếp lại cho đúng vị trí trong vận hội mới của ĐẢNG TA
    ĐẢNG long trọng ban chiếu chỉ bằng văn bản tối thượng gọi là ”HIẾN PHÁP”quy định nhiệm vụ mới của các anh nay sẽ là ”TRUNG VỚI ĐẢNG”
    Điều đó xác định các anh chỉ là ”LÍNH RIÊNG CỦA ĐẢNG” không hơn không kém
    Câu hỏi: ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM LÀ AI ?
    Công hàm PVĐ ,bản đồ nước ta năm72,sách địa lý dậy học trò ta mà HÁN TĂC đã trao cho LHQ đã cho ta thấy:
    -**Công hàm PVĐ đóng dấu ký tên thừa nhân đường lưỡi bò đã delete hải đảo của ta khỏi tổ quốc
    **Bản đồ năm72 cuả CỘNG SẢN VN phát hành đã bôi sạch hải đảo ta
    **Sách giáo khoa Đia lý đã bôi hết hải đảo ta trong đầu CON TRẺ VIỆT
    **Có cần gì thêm để kết luân rằng ĐẢNG CÔNG SẢN VN là BỌN DUY NHẤT trong lịch sử nước Việt đã chính thức bằng giấy trắng mực đen BÁN NƯỚC CHO TÀU ?
    Đảng CSVN đích thực là ĐẢNG HÁN NÔ BÁN NUỚC
    Các anh là LÍNH CỦA RIÊNG ĐẢNG HÁN NÔ
    Vậy danh hiệu LÍNH ĐÁNH THUÊ cho CS Nga Tàu trước đây phải được đổi lại thành LÍNH HÁN NÔ phục vụ cho CHỦ là HÁN TẶC XÂM LƯỢC
    ANH ĐÃ NHẬN RA ĐIỀU NÀY CHƯA ?
    Anh đã bị bắt buộc làm công viêc không phải của người lính chân chính đó là đi đàn áp dân oan để cướp đất,điển hình là việc tấn công chính đồng đội của anh là lính phục viên Đ.V. VƯƠN để cướp đọat hết mồ hôi,nước mắt đổ ra khai khẩn đất hoang, nay trở thành miếng mồi béo bổ cho bọn cường quyền CS lấy làm của riêng
    Anh đã bị che dấu việc đòng đội anh đã ngã gục dưới lửa đạn của bọn xâm lược Tau Công tại biên giới phía Bắc năm 79 và gần đây trong đảo GACMA .Bao nhiêu đồng đội anh đã hy sinh xương máu cho tổ quốc VN .Nhưng đảng đã dùng tấm màn bí mật để vùi kín sự việc
    Không 1bản tin, không mộ bia,không 1dòng trong trang sách SỬ KÝ.mà con em các anh phải học.
    Chuyện này chỉ lộ ra mới đây khi 1bộ phận nhân dân đòi lại sự công băng cho những người lính chết vì TỔ QUỐC ,tổ chức lễ truy điệu tại HN.
    Đảng đã trả lời bằng việc sắp xếp 1 bọn tay sai đực cái ,dùng ”TIẾNG HÁT ÁT TIÊNG KHÓC” ,chúng nhảy múa, hò reo theo điêu nhạc bài CHA CHA CHA CHINA ca ngợi đất nước Tàu phồn vinh xinh đẹp!
    Du côn an ninh trấn áp thân nhân của đồng đội đã chết của các anh đang làm lễ truy điệu
    Các anh có hiểu tại sao lại như thế không?
    Câu trả lời là ĐẢNG là ĐẢNG HÁN NÔ BÁN NƯỚC ,nên chỉ cho phép các anh trấn áp đồng bào khi họ xuống đường biểu tình chống Tàu Công xâm lược
    Đảng không cho phép các anh đụng tới 1cọng lông chân TÀU XÂM LƯỢC,kể cả việc phạm húy nếu dám nhắc tới mấy chữ linh thiêng ấy!
    Đảng ĐÃ DÂNG NẠP từng phần đất tổ VN :Thác Bản Giốc ,Aỉ Nam Quan, và biển đảo cho HÁN TẶC:
    Nhưng chưa dừng tại đó .
    Tổng bí thư N.P.Trọng đã giương cao ngọn cờ đỏ của HAN TẶC khác với cờ chính thức chỉ có 5sao.TRỌNG đã thêm 1sao thành 6
    Đó chính là nước VN cống nạp cho Tàu,xếp hàng cùng 5 ngôi sao cũ
    Hãy hỏi lại mình: ”TA LÀ HÁN NÔ hay CON DÂN đất Việt”
    Kiểm điểm trong hàng ngũ các anh,chỉ lẻ tẻ cá biệt vài kẻ là con giòng cháu giống hay thiên tài nịnh hót mới có cơ hội vào Đảng, thành HAN NÔ quyền lực
    Đại bộ phân các anh chả có gì xuất sắc, chỉ có giòng máu kiêu hùng của giòng giống LAC HÒNG tuôn chảy trong huyết quản.Các anh không thể biến thành HÁN NÔ.
    TRẦN BÌNH TRỌNG nói ”THÀ LÀM QUỶ NƯỚC NAM CÒN HƠN LÀM VƯƠNG ĐẤT BẮC”
    Ngừơi lính quân đôi nhân dân chính là , và chỉ có thể là ”CON EM” của nhân dân VIỆT.
    Với anh hùng Lý Thường Kiệt.,Hưng Đạo Vương , Quang Trung Nguyễn Huệ hiển linh dẫn bước, các anh sẽ đạp bằng mọi chông gai để bảo tồn non sông đất nước trước kẻ thù truyền kiếp là HÁN TẶC
    Số phận dân tộc Lạc hồng ở trong tay các anh,để không chìm sâu mấy tâng địa ngục vong nô HỌA MẤT NƯỚC LÀ TRẬN ĐẠI THẮNG CUỐI CÙNG CỦA “BÊN THẮNG CUỘC”

    Một bộ sách vĩ đại ,cũng có tên là BÊN THẮNG CUỘC đã tạo được tiếng vang lớn và đươc SỬ GIA DUƠNG T QUỐC ca ngợi như là một BỘ SỬ HOÀNH TRÁNG khách quan nhất mực về thời hâu chiến sau 1975. Cốt lõi cũng vẫn là những nhân chứng trưc tiếp tổ chức điều hành cuôc trường chinh tới ĐIỂM MỐC THỜI GIAN 1975 rồi tiêp tục tổ chức điều hành cuôc TIẾP QUẢN CAI TRỊ CẢ ĐÁT NƯỚC .

    NGHĨA LÀ CUÔN SÁCH LIÊT KÊ NHỮNG HÒN ĐÁ CẢN ĐƯỜNG, NHỮNG VŨNG BÙN PHẢI LỘI CỦA ”ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM” TỪ ĐẦU CHO TỚI HÔM NAY

    BÊN THẮNG CUỘC” đào sâu vào nội dung cũng chỉ là MỘT CHƯƠNG NỐI TIẾP những cuốn sử cộng sản ,
    ĐIỂM CHUNG CĂN CỐT ĐÓ LÀ GÌ ?
    ĐÓ LÀ DÙNG HẰNG TRIỆU CHUYỆN TIỂU TIẾT VẶT VÃNH LÀM HỎA MÙ KHỎA LẤP ĐIỂM CỐT LÕI .
    ĐÓ LÀ GÌ ?

    Đó chính là ” NGYÊN HÌNH CỦA ‘BÊN THẮNG CUỘC’ ”

    Xin tóm lược :

    – Cho tới mua xuân 75 :
    TỔNG BÌ THƯ LÊ DUẨN nói ” TA ĐÁNH MỸ LÀ ĐÁNH CHO NGA CHO TẦU ”

    – Từ mùa xuân 75 :
    a- VỨT BỎ CHIÊU BÀI “DÂN TỘC”
    b- TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG GIƯƠNG CAO NGỌN CỜ ĐỎ 6 (SÁU) SAO (CỜ “LẠ” , của TRUNG CỘNG hay của VIỆI CỘNG ? )VỚI 18 CHỮ VÀNG .

    NGẮN GỌN :
    BẢN CHÂT “BÊN THẮNG CUỘC” chỉ gồm BỐN CHỮ (còn chưa rõ mầu)
    ĐÓ LÀ “ĐÁNH THUÊ = BÁN NƯỚC ” !

    Xin góp vài chứng cứ và sự việc bổ túc:

    LÍNH QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN_ANH LÀ AI ?
    Câu trả lời: Dân đang gọi anh là kẻ ”HÈN VỚI GIẶC ,ÁC VỚI DÂN”
    Đã 2 lần anh hiện nguyên hình:
    1_LÍNH ĐÁNH THUÊ
    2_LÍNH HÁN NÔ

    Hỡi ôi!Sao lại phũ phàng đến vậy

    Vậy thì phải nói cho rõ ngọn nghành.

    Từ đầu, bao nhiêu thế hệ dân Việt đi theo Đảng,chỉ bởi lý tưởng ”DÂN TỘC” chả cần biết CỘNG SẢN là cái quái gì [kể cả các lãnh tụ Đảng, đã có kẻ nào đủ sức đọc và hiểu nổi sách ”Tư bản luận” của Mác hay chưa, cùng lắm chỉ ngồi viết ”SỬ ĐẢNG” như NGUYÊN PH. TRỌNG là qúa sức rồi! ]

    Riêng các anh lính đã vào cuộc trường chinh với khẫu hiệu:”TRUNG VỚI NƯỚC” .Tới mùa xuân75 các anh đã giúp Đảng nắm quyền trên tòan đất nước, thì sự việc mới được phanh phui

    Tổng bí thư Lê Duẩn nói: ”TA ĐÁNH MỸ LÀ ĐÁNH CHO NGA CHO TÀU”

    Chiêu bài ”DÂN TỘC” hay ”NƯỚC’ ‘hoặc ”TỔ QUỐC”,đã bị vất xuống bùn,để lộ nguyên hình anh lính Q.Đ NHÂN DÂN chỉ là LÍNH ĐÁNH THUÊ cho Nga Tàu [ là đơn vị đặt hàng thuê đảng CSVN làm ] không hơn không kém!

    Đã nắm được quyền, vất bỏ chiêu bài ”DÂN TỘC”, Đảng thủ tiêu luôn bọn MẶT TRÂN GIẢI PHÓNG MIỀN NAM là cái ”MẶT NẠ DÂN TỘC” đã đựơc vất xuống bùn chỉ vì sợ bọn khờ khạo này tranh ăn

    Nhưng các anh LÍNH không bị giải thể , chỉ sắp xếp lại cho đúng vị trí trong vận hội mới của ĐẢNG TA
    ĐẢNG long trọng ban chiếu chỉ bằng văn bản tối thượng gọi là ”HIẾN PHÁP”quy định nhiệm vụ mới của các anh nay sẽ là ”TRUNG VỚI ĐẢNG”

    Điều đó xác định các anh chỉ là ”LÍNH RIÊNG CỦA ĐẢNG” không hơn không kém

    Câu hỏi: ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM LÀ AI ?

    Công hàm PVĐ ,bản đồ nước ta năm72,sách địa lý dậy học trò ta mà HÁN TĂC đã trao cho LHQ đã cho ta thấy:
    -**Công hàm PVĐ đóng dấu ký tên thừa nhân đường lưỡi bò đã delete hải đảo của ta khỏi tổ quốc
    **Bản đồ năm72 cuả CỘNG SẢN VN phát hành đã bôi sạch hải đảo ta
    **Sách giáo khoa Đia lý đã bôi hết hải đảo ta trong đầu CON TRẺ VIỆT

    **Có cần gì thêm để kết luân rằng ĐẢNG CÔNG SẢN VN là BỌN DUY NHẤT trong lịch sử nước Việt đã chính thức bằng giấy trắng mực đen BÁN NƯỚC CHO TÀU ?
    Đảng CSVN đích thực là ĐẢNG HÁN NÔ BÁN NUỚC

    Các anh là LÍNH CỦA RIÊNG ĐẢNG HÁN NÔ
    Vậy danh hiệu LÍNH ĐÁNH THUÊ cho CS Nga Tàu trước đây phải được đổi lại thành LÍNH HÁN NÔ phục vụ cho CHỦ là HÁN TẶC XÂM LƯỢC

    ANH ĐÃ NHẬN RA ĐIỀU NÀY CHƯA ?

    Anh đã bị bắt buộc làm công viêc không phải của người lính chân chính đó là đi đàn áp dân oan để cướp đất,điển hình là việc tấn công chính đồng đội của anh là lính phục viên Đ.V. VƯƠN để cướp đọat hết mồ hôi,nước mắt đổ ra khai khẩn đất hoang, nay trở thành miếng mồi béo bổ cho bọn cường quyền CS lấy làm của riêng

    Anh đã bị che dấu việc đòng đội anh đã ngã gục dưới lửa đạn của bọn xâm lược Tau Công tại biên giới phía Bắc năm 79 và gần đây trong đảo GACMA .Bao nhiêu đồng đội anh đã hy sinh xương máu cho tổ quốc VN .Nhưng đảng đã dùng tấm màn bí mật để vùi kín sự việc
    Không 1bản tin, không mộ bia,không 1dòng trong trang sách SỬ KÝ.mà con em các anh phải học.

    Chuyện này chỉ lộ ra mới đây khi 1bộ phận nhân dân đòi lại sự công băng cho những người lính chết vì TỔ QUỐC ,tổ chức lễ truy điệu tại HN.

    Đảng đã trả lời bằng việc sắp xếp 1 bọn tay sai đực cái ,dùng ”TIẾNG HÁT ÁT TIÊNG KHÓC” ,chúng nhảy múa, hò reo theo điêu nhạc bài CHA CHA CHA CHINA ca ngợi đất nước Tàu phồn vinh xinh đẹp!

    Du côn an ninh trấn áp thân nhân của đồng đội đã chết của các anh đang làm lễ truy điệu

    Các anh có hiểu tại sao lại như thế không?

    Câu trả lời là ĐẢNG là ĐẢNG HÁN NÔ BÁN NƯỚC ,nên chỉ cho phép các anh trấn áp đồng bào khi họ xuống đường biểu tình chống Tàu Công xâm lược
    Đảng không cho phép các anh đụng tới 1cọng lông chân TÀU XÂM LƯỢC,kể cả việc phạm húy nếu dám nhắc tới mấy chữ linh thiêng ấy!

    Đảng ĐÃ DÂNG NẠP từng phần đất tổ VN :Thác Bản Giốc ,Aỉ Nam Quan, và biển đảo cho HÁN TẶC:

    Nhưng chưa dừng tại đó .
    Tổng bí thư N.P.Trọng đã giương cao ngọn cờ đỏ của HAN TẶC khác với cờ chính thức chỉ có 5sao.TRỌNG đã thêm 1sao thành 6
    Đó chính là nước VN cống nạp cho Tàu,xếp hàng cùng 5 ngôi sao cũ

    Hãy hỏi lại mình: ”TA LÀ HÁN NÔ hay CON DÂN đất Việt”

    Kiểm điểm trong hàng ngũ các anh,chỉ lẻ tẻ cá biệt vài kẻ là con giòng cháu giống hay thiên tài nịnh hót mới có cơ hội vào Đảng, thành HAN NÔ quyền lực

    Đại bộ phân các anh chả có gì xuất sắc, chỉ có giòng máu kiêu hùng của giòng giống LAC HÒNG tuôn chảy trong huyết quản.Các anh không thể biến thành HÁN NÔ.

    TRẦN BÌNH TRỌNG nói ”THÀ LÀM QUỶ NƯỚC NAM CÒN HƠN LÀM VƯƠNG ĐẤT BẮC”

    Ngừơi lính quân đôi nhân dân chính là , và chỉ có thể là ”CON EM” của nhân dân VIỆT.

    Với anh hùng Lý Thường Kiệt.,Hưng Đạo Vương , Quang Trung Nguyễn Huệ hiển linh dẫn bước, các anh sẽ đạp bằng mọi chông gai để bảo tồn non sông đất nước trước kẻ thù truyền kiếp là HÁN TẶC

    Số phận dân tộc Lạc hồng ở trong tay các anh,để không chìm sâu mấy tâng địa ngục vong nô

Để lại ý kiến của bạn

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s

%d người thích bài này: