Tuyên bố phản đối An ninh TV, VTV vu cáo người yêu nước

Basam, 21/05/2016

https://anhbasam.wordpress.com/2016/05/21/8379-tuyen-bo-phan-doi-an-ninh-tv-vtv-vu-cao-nguoi-yeu-nuoc/

Tuyên Bố Phản đối An Ninh TV, VTV Vu Cáo Người Yêu Nước

Chúng tôi những người ký tên dưới đây gồm:

– Những tổ chức, cá nhân bị nêu tên trong chương trình An ninh TV của Truyền hình Công an Nhân dân ngày 15/5/2016, được VTV và các đài truyền hình của nhà nước phát tán rộng rãi, được đưa lên youtube cùng ngày tại địa chỉ sau:

– Những nạn nhân, những người quan tâm lo lắng đến thảm họa môi trường ở Miền Trung Việt Nam và những người đã xuống đường biểu tình cũng như bằng nhiều cách khác để phản đối việc đầu độc biển Miền Trung Việt Nam, lo lắng cho đời sống người dân, nền kinh tế, môi trường đất nước và sự tồn vong của giống nòi Việt Nam;

– Những giáo dân, những người bị xúc phạm nặng nề khi chủ chăn của mình bị bêu riếu và xuyên tạc trên hệ thống truyền hình quốc gia.

Chúng tôi cực lực phản đối chương trình Truyền hình Công an Nhân dân, VTV đã bịa đặt, xuyên tạc và vu cáo trắng trợn, ngang nhiên bôi nhọ danh dự của công dân, tổ chức và chức sắc tôn giáo.

Nội dung video clip đã nêu trên An ninh TV có những đoạn như sau:

Ngày 13/5/2016 Giám mục Giáo phận Vinh Nguyễn Thái Hợp đã ra bản thư chung, diễn tả sự việc một cách thiếu khách quan, thổi phồng, gây hoang mang và dùng những lời lẽ kích động giáo dân. Một số đối tượng, hội nhóm hoạt động trá hình ở trong nước, ra các loại kiến nghị, tuyên bố, thư ngỏ mang tính lừa mị. Điển hình như bản tuyên bố do Nguyễn Quang A, Nguyễn Huệ Chi, Hoàng Hưng khởi xướng, kêu gọi ký tên. Theo cơ quan chức năng, đây là thủ đoạn nhằm khuếch trương thanh thế, nguỵ tạo dư luận nhằm lôi kéo, tập họp lực lượng mà các tổ chức cá nhân chống đối thường xuyên sử dụng trong thời gian qua. Bản chất là các tổ chức phản động lưu vong và một số phần tử xấu lợi dụng vụ việc và lòng tốt của người dân để kích động kêu gọi tụ tập gây rối theo kịch bản cách mạng đường phố được chúng gọi tên là cách mạng cá…

Những người khởi xướng ở đây là số thường xuyên tham gia tụ tập đông người gây mất trật tự công cộng trong thời gian qua như Nguyễn Xuân Diện, Đặng Bích Phượng, Tạ Chí Hải, Nguyễn Lân Thắng, Phan Văn Bách, Lã Việt Dũng, Nguyễn Chí Tuyến…”.

Chúng tôi khẳng định rằng:

– Bản “Tuyên bố về tội ác đầu độc biển Miền Trung Việt Nam” ngày 27/4/2016 được khởi xướng bởi rất nhiều trí thức có tên tuổi, phẫn nộ trước tình trạng vô trách nhiệm, chậm trễ, bất lực của nhiều cơ quan chính quyền Trung ương và địa phương, thấy cần lên tiếng một cách mạnh mẽ nhưng ôn hoà để buộc chính quyền khẩn trương kiên quyết xử lý tai hoạ vô cùng nguy hiểm cho nước cho dân.

Tuyên bố đã thể hiện được tâm tư, ý chí của đông đảo người Việt trong, ngoài nước, không phân biệt chính kiến, tôn giáo, thành phần xã hội, lứa tuổi, cho đến nay đã thu nhận được gần 3000 chữ ký từ khắp các vùng miền trong nước và nhiều nước trên thế giới, trong đó có hàng trăm nhân vật nổi tiếng thuộc các ngành khoa học, kỹ thuật, kinh tế, giáo dục, văn hoá văn nghệ, truyền thông, chính trị, có rất nhiều đảng viên lão thành của Đảng Cộng sản Việt Nam, cựu quan chức cao cấp của Đảng Cộng sản và chính quyền Việt Nam.

Tuyên bố đã đưa ra sáu yêu cầu cụ thể, hợp tình hợp lý, hoàn toàn khả thi, mà sau đó chính quyền đã có phần đáp ứng tuy chưa triệt để, rốt ráo, nên vẫn khiến dư luận bất bình và thiếu tin tưởng.

Như vậy, Tuyên bố trên là đóng góp đầy trách nhiệm, tích cực, hữu hiệu vào việc thúc đẩy chính quyền thi hành nhiệm vụ của mình, không hề kích động chống phá chính quyền hay lật đổ chế độ như sự vu cáo trắng trợn, đổi trắng thay đen của An ninh TV và VTV.

Thư chung ngày 13/5/2016 của Đức Giám mục Phaolô Nguyễn Thái Hợp, Giám mục Giáo Phận Vinh đã nói đúng thực trạng về thảm họa ở Biển Miền Trung, những hậu quả tai hại hiện tại và lâu dài đối với đời sống của người dân Việt Nam, đe dọa đến nòi giống dân Việt. Thư chung đã chỉ rõ sự né tránh của nhà cầm quyền về nguyên nhân thảm họa. Đồng thời, kêu gọi người dân tương thân, tương ái giúp đỡ lẫn nhau và căn cứ trên Hiến pháp, pháp luật cũng như công ước quốc tế, thể hiện cách ôn hòa quyền đòi hỏi sự minh bạch trong điều hành đất nước, cũng như xử lý thảm họa, buộc những kẻ gây ra phải bị xét xử đúng với công lý.

Những điều Thư chung nói đến là những sự thật đã diễn ra. Những đòi hỏi dựa trên cơ sở pháp luật là hoàn toàn chính đáng. Bất cứ nhà nước nào cũng phải có trách nhiệm minh bạch trong việc điều hành đất nước trước người dân. Thư chung đó không hề có sự “diễn tả sự việc một cách thiếu khách quan, thổi phồng, gây hoang mang và dùng những lời lẽ kích động…” như Đài Truyền hình Công an Nhân dân, chương trình An Ninh TV vu cáo. Chỉ có những kẻ cố tình không nhìn nhận sự thật đã và đang diễn ra thời gian qua, mới có thể không công nhận sự thật đó và có những lời lẽ như vậy mà thôi.

Thư chung đã nhận được sự hưởng ứng rộng rãi không chỉ của giáo dân, mà cả những người quan tâm đến môi trường sống, đến vận mệnh đất nước và sự tồn vong của nòi giống, dân tộc Việt Nam.

Sự thực là, những cá nhân, tổ chức được nêu tên trên đây là những người có tâm huyết với hiện tình đất nước đang trong tình thế “ngàn cân treo sợi tóc” và cố gắng bằng nhiều biện pháp ôn hòa để thay đổi tình trạng đất nước bị nạn ngoại xâm, nội xâm và môi trường bị hủy diệt nghiêm trọng.

Sự thực là, người dân chúng tôi bày tỏ thái độ, ý kiến và nỗi lo lắng của mình trước sự an nguy của đất nước và đời sống nhân dân là thực hiện quyền cơ bản của công dân được các bản Hiến pháp từ 1946, 1959, 1980, 1992 và 2013 ghi rõ nhưng người dân đã bị tước đoạt cho đến nay. Đó cũng là trách nhiệm của mỗi công dân đối với Tổ quốc, đất nước và dân tộc.

Sự thực là, chính những lực lượng công quyền, công an, Thanh niên xung phong, côn đồ… được huy động trấn áp, đánh đập, bắt bớ người dân thể hiện quyền chính đáng của mình thời gian qua, là những kẻ gây rối và vi phạm quyền con người cơ bản, vi phạm pháp luật nghiêm trọng.

Việc vu cáo những trí thức tâm huyết, những người dân yêu đất nước, quê hương nói lên tiếng nói của dân là tối hạ sách chỉ có tác dụng bộc lộ sự ngoan cố và bế tắc của một nhóm vô trách nhiệm trong chính quyền; đẩy họ về phía đối lập, coi họ như kẻ thù, là chia rẽ nội bộ dân tộc, tự làm suy yếu nội lực Việt Nam trong lúc đang rất cần sức mạnh đoàn kết toàn dân để đối phó với những hiểm họa to lớn sừng sững trước mắt, là con đường tất yếu dẫn đến sụp đổ của bất cứ nhà nước độc tài nào. Lịch sử đã, đang và sẽ mãi mãi ghi nhận điều đó.

Những sự vu cáo xúc phạm, bôi nhọ danh dự công dân, tổ chức trước cộng đồng người Việt, là sự vi phạm trắng trợn đạo đức nghề nghiệp của báo chí, đồng thời vi phạm Luật Báo chí, Luật Hình sự nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam hiện nay.

Không loại trừ khả năng điều này nhằm mở đầu cho những cuộc đàn áp, khủng bố những người có tâm huyết đối với đất nước dám nói lên tiếng nói ôn hòa của mình, nhằm bóp nghẹt quyền tự do ngôn luận và các quyền con người, quyền công dân cơ bản khác.

Chúng tôi yêu cầu:

Theo Luật báo chí, chúng tôi đòi những người có trách nhiệm của An ninh TV, VTV phải xoá bỏ ngay clip vu cáo liên quan đến chúng tôi, công khai xin lỗi chúng tôi trong chương trình gần nhất, phát sóng rộng rãi với đúng thời lượng vào đúng giờ và đưa lên youtube như Luật Báo chí đã quy định.

Theo Luật hình sự, chúng tôi giữ quyền đòi khởi tố những kẻ đã trắng trợn bịa đặt và vu khống chúng tôi.

Chúng tôi kêu gọi những người có lương tri, những công dân yêu nước, những cơ quan thi hành luật pháp, các tổ chức nhân quyền trong và ngoài nước quan tâm, theo dõi và ủng hộ chúng tôi, đồng hành với chúng tôi bằng cách ký tên vào Tuyên bố phản đối này vì một đất nước Việt Nam cường thịnh, dân chủ, độc lập và hạnh phúc thật sự.

Ngày 17/5/2016

____

A Statement of Protest Against Public Security Television and Vietnam Television Concerning Their Fabrications Aimed at Patriotic People

We, the undersigned, are:

– The organizations and individuals whose names were smeared in a program of the An ninh TV (Public Security TV), an organ of the People’s Public Security of Vietnam, broadcast throughout the country by VTV and other state-owned television stations and also uploaded on youtube:

– The victims of the environmental disaster in Central Vietnam and the concerned citizens who took to the street and/or used various peaceful ways of expression to protest the poisoning of Central Vietnam’s marine life with all the worries that it will inevitably endanger human lives, the nation’s economy and environment, and the survival of the Vietnamese people as a human race.

– The Catholics who are offended as our shepherds have been ridiculed and misrepresented on the national television network.

We strongly protest and denounce the Public Security TV and VTV for using outrageous fabrications, misrepresentations and slanders against citizens, organizations, and religious dignitaries.

The Public Security TV’s video clip contains paragraphs as follows:

“On May 13, 2016 Bishop of Vinh Diocese issued a collective letter that describes things in an un-objective manner, exaggerates the problem, creates false alarms, and uses provocative language to incite the congregation. A number of individuals and fake activist groups inside the country have issued misleading statements, petitions, and open letters; for instance, the one issued by Nguyen Quang A, Nguyen Hue Chi, and Hoang Hung to call for signatures. According to the authorities, this is a scheme to create personal influence and falsify public opinion, a trick that opposing individuals and groups have often used of late to attract followers and rally their forces. The nature of the problem is that reactionary organizations in exile and a number of bad elements in our society have taken advantage of the incident [of massive fish die off] and the people’s benevolence to call for trouble-making rallies, following the script of a street revolution that they’ve named ‘the fish revolution’.

The initiators we’re talking about are those who have frequently participated in recent gatherings, causing serious public disorder – among them are Nguyen Xuan Dien, Dang Bich Phuong, Ta Chi Hai. Nguyen Lan Thang, Phan Van Bach, Nguyen Chi Tuyen…”

We resolutely affirm that:

“The Statement on the Poisoning of Central Vietnam’s Marine Life” was initiated by a great number of well-known intellectuals who were enraged by a lack of responsibility, procrastination, and incompetence on the part of many authorities at central and local levels and who believed it’s high time to voice their concerns in a strong and yet peaceful manner with a view to forcing the authorities to urgently control this disaster of immense proportion for the nation.

The Statement, which reflects the hearts and minds of the majority of Vietnamese who live inside and outside the country, regardless of their political persuasions, religions, social status, age, gender, has collected almost 3,000 signatures from various localities in the country and many countries in the world, including those from hundreds of well-known personalities in science, technology, economics, education, culture, arts, media, politics, among them elderly members of the Vietnamese Communist Party and former high-ranking officials in the Party and the Government.

The Statement (TUYÊN BỐ VỀ TỘI ÁC ĐẦU ĐỘC BIỂN MIỀN TRUNG VIỆT NAM)  presents six specific, sensible and completely feasible demands to which the authorities partially responded later in an incomplete, half-hearted manner that in turn has created more distrust and resentment among the public.

Far from inciting antigovernment protests or subversion as accused by An ninh TV which has attempted to turn the truth on its head, the Statement has thus contributed in a responsible, positive and effective fashion to push the authorities to discharge their responsibilities.

The collective letter issued on May 13, 2016 by Vinh Diocese Bishop Paul Nguyen Thai Hop truthfully speaks of the marine disaster of Central Vietnam’s coast, an incident that has resulted in serious consequences for now and for the unforeseeable future, putting Vietnamese lives at risk and endangering the Vietnamese people as a human race. The missive points to the authorities’ evasion of confirming the real cause of the disaster. At the same time, it calls on citizens to come to mutual assistance in humanitarian matters and to rely on the Constitution, national laws, and international conventions to peacefully demand transparency in governance and in disaster management and to push for bringing the perpetrators of the crime to justice.

The collective letter only speaks of what has already happened in reality. Those demands, based on the Constitution and Vietnamese laws, are totally legitimate. Any government in the world should be accountable to the people for transparency in governance. The collective letter does not contain in the least of anything “that describes things in an un-objective manner, exaggerates the problem, creates false alarms, and uses provocative language to incite the congregation,” as the Public Security TV has wrongly accused. Only those who have deliberately turned a blind eye to what has happened recently fail to recognize the facts and therefore use that kind of slanderous language.

The collective letter is widely welcomed not only by the diocese’s congregation but also by every citizen who is concerned with the living environment, the nation’s fate, and the survival of the Vietnamese people as a human race.

The truth is that the above-mentioned individuals and organizations only concern themselves wholeheartedly with the nation’s fate in extreme danger, like “the weight of one thousand pounds hung on a single hair,” as a Vietnamese proverb says. By the most peaceful way possible, they are trying their best to effect a turnaround for the country in the midst of an aggression from outside and inside, and a severe environmental destruction.

The truth is that as citizens, we desire to express our attitudes, opinions and concerns about the dangers faced by the nation and about the wellbeing of the people. The freedom of expression is one of the basic civil rights explicitly listed in the 1946, 1959, 1980, 1992 and 2013 Constitutions, but the people have since been deprived of it, up to now. It is the common duty of every citizen to concern himself or herself with the fate of the country and the people.

The truth is that it was law enforcement forces, public security units, youth pioneers, and hooligans who were mobilized to suppress, to beat up, and to arrest citizens demanding their legitimate rights in recent protests were the ones who caused public disorder, violated basic human rights, and seriously broke the laws.

Bringing false charges against conscientious intellectuals and patriots who desire to speak up for the people is an ill-advised reaction.  This act only reflects the intransigency and the impasse of a certain irresponsible faction in the government, pushing good people into opposition as if they were enemies, sowing discord among the population, and weakening Vietnam’s inner strength at a time we badly need the solid unity of the entire nation in the face of numerous perils looming large with every passing day. It is the inevitable path that would lead to the collapse of any authoritarian state, as always proved by history.

Bringing false charges and unwarranted smears against citizens and organizations in the national community is an outrageous infringement on the professional ethics of the press and also a violation of the press laws and the criminal laws of the Socialist Republic of Vietnam today.

We do not rule out the possibility that this act of the authorities is only a prelude to a renewed spate of crackdowns and terrors that may be launched against citizens

concerned about the dangers faced by the nation and daring to raise their voice in a peaceful manner. Those crackdowns would completely shut down the freedom of speech, human rights and civil rights.

Our demands:

Under the press laws, we are entitled to demand that An ninh TV’s responsible officials immediately delete the slanderous clip against us and publicly apologize us in a nearest program as well as upload the apology on youtube.

Under the criminal laws, we reserve the right to demand prosecution of those who have broadcast outrageous false charges and slanderous comments against us.

We hereby call on conscientious and patriotic citizens, officials working in every branch of the legal system, and human rights organizations inside and outside Vietnam, to share our concerns and closely follow any irresponsible act of violence against Vietnamese citizens, and travel together with us in the struggle for a prosperous Vietnam in real Independence, real Freedom, and real Happiness, more in fact than on paper, by signing this statement of protest.

Date: May 17, 2016

DANH SÁCH KÝ TÊN ỦNG HỘ BẢN TUYÊN BỐ

  1. Thụy Khuê, nhà nghiên cứu văn học – lịch sử, Pháp
  2. Phạm Toàn, nhà văn – nhà giáo dục, Hà Nội
  3. Đoàn Thanh Liêm, luật gia, Hoa Kỳ
  4. B. Nguyễn Hữu Vinh, nhà báo tự do, Hà Nội
  5. Bùi Minh Quốc, nhà thơ, nguyên Chủ tịch Hội Văn nghệ Lâm Đồng, Đà Lạt
  6. Phan Tấn Hải, nhà văn, Hoa Kỳ
  7. Hà Sĩ Phu, TS Sinh học, Đà Lạt
  8. Thùy Linh, nhà văn, Hà Nội
  9. Nguyễn Thị Khánh Trâm, nghiên cứu viên văn hóa về hưu, TPHCM
  10. Mai Thái Lĩnh, nhà nghiên cứu văn hóa xã hội, Đà Lạt
  11. Phan Đắc Lữ, nhà thơ, TPHCM
  12. Vũ Trọng Khải, PGS TS Kinh tế, nguyên Hiệu trưởng trường Cán bộ Quản lý Nông nghiệp & Phát triển nông thôn II, TPHCM
  13. Ý Nhi, nhà thơ, TPHCM
  14. Phạm Đình Trọng, nhà văn, TPHCM
  15. Phạm Nguyên Trường, dịch giả, Vũng Tàu
  16. Nguyễn Thị Hoàng Bắc, nhà văn, Hoa Kỳ
  17. Dương Tường, nhà thơ – dịch giả, Hà Nội
  18. Nguyễn Xuân Diện, TS Hán – Nôm, Hà Nội
  19. Võ Văn Tạo, nhà báo tự do, Nha Trang
  20. Tô Lê Sơn, kỹ sư, thành viên CLB Lê Hiếu Đằng, TPHCM
  21. Trần Tiến Đức, nhà báo, đạo diễn phim tài liệu – truyền hình, Hà Nội
  22. Đào Tiến Thi, nhà nghiên cứu văn học – ngôn ngữ, nguyên Ủy viên Ban Chấp hành Hội Ngôn ngữ học Việt Nam, Hà Nội
  23. Kim Chi, Nghệ sĩ Ưu tú, Hà Nội
  24. Vũ Linh, nhà giáo, Hà Nội
  25. Ngô Thị Kim Cúc, nhà văn – nhà báo, TPHCM
  26. Huy Đức, nhà báo tự do, TPHCM
  27. Vũ Thế Khôi, Nhà giáo ưu tú, nguyên Trưởng khoa Tiếng Nga, Đại học Ngoại ngữ, Hà Nội
  28. Nguyễn Đăng Hưng, GS Danh dự Đại học Liège Bỉ, TPHCM
  29. Vũ Ngọc Tiến, nhà văn, Hội viên Hội Nhà văn Hà Nội
  30. Trịnh Y Thư, nhà thơ, Hoa Kỳ
  31. Mạc Văn Trang, PGS TS Tâm lý học, Hà Nội
  32. Nguyễn Đức Tùng, nhà thơ, Canada
  33. Inrasara, nhà thơ – nhà nghiên cứu văn hóa Chăm, TPHCM
  34. Nguyễn Lân Thắng, blogger, Hà Nội
  35. Tiêu Dao Bảo Cự, nhà văn, Đà Lạt
  36. Nguyên Ngọc, nhà văn, Hội An
  37. Phạm Kỳ Đăng, nhà thơ – dịch giả, Đức
  38. Chân Phương, nhà thơ, Hoa Kỳ
  39. Nguyễn Tường Thụy, Hội Nhà báo Độc lập, Hà Nội
  40. Lê Đăng Doanh, TS Kinh tế, thành viên Ủy ban Chính sách phát triển Liên Hiệp Quốc, Hà Nội
  41. Trương Anh Thụy, nhà văn, Hoa Kỳ
  42. Trần Ngọc Sơn, kỹ sư, Pháp
  43. Nguyễn Thị Thanh Hằng, dược sĩ, Pháp
  44. Vũ Thư Hiên, nhà văn, Pháp
  45. Nguyễn Ngọc Giao, nguyên giảng viên đại học, Pháp
  46. Nguyễn Thị Mười, hưu trí, TPHCM
  47. Hoàng Quân, sinh viên, Hoa Kỳ
  48. Nguyễn Đình Đầu, nhà nghiên cứu, TPHCM
  49. GB Huỳnh Công Minh, linh mục Tổng Giáo phận Sài Gòn
  50. JM Lê Quốc Thăng, linh mục Tổng Giáo phận Sài Gòn
  51. Nguyễn Quốc Thái, nhà báo, TPHCM
  52. Nguyễn Trung Dân, nhà báo, TPHCM
  53. Ly Hoàng Ly, nghệ sĩ thị giác, TPHCM
  54. Lê Phú Khải, nhà báo, nguyên phóng viên thường trú Đài Tiếng nói Việt Nam tại đồng bằng sông Cửu Long, TPHCM
  55. Trần Minh Thảo, viết văn, Bảo Lộc, Lâm Đồng
  56. Nguyễn Huệ Chi, GS Văn học, nguyên Chủ tịch Hội đồng Khoa học Viện Văn học, Hà Nội
  57. Nguyễn Quang A, TSKH, nguyên Chủ tịch Hội Tin học Việt Nam, nguyên Viện trưởng Viện IDS, Hà Nội
  58. Hoàng Hưng, nhà thơ – nhà báo, nguyên Trưởng ban Văn hóa – Văn nghệ báo Lao Động, TPHCM
  59. Tống Văn Công, nguyên Tổng biên tập báo Lao Động, TPHCM
  60. Huỳnh Kim Báu, nguyên Tổng thư ký Hội Trí thức Yêu nước TPHCM
  61. Kha Lương Ngãi, nguyên Phó Tổng biên tập báo Sài Gòn Giải phóng, TPHCM
  62. Phan Hoàng Oanh, TS Hóa, TPHCM
  63. Ngô Kim Hoa (Sương Quỳnh), nhà báo, TPHCM
  64. Lại Thị Ánh Hồng, nghệ sĩ, TPHCM
  65. Hoàng Dũng, PGS TS Ngôn ngữ, TPHCM
  66. Trần Thị Tuyết, thành viên nhóm Cánh Buồm, Hà Nội
  67. Hà Dương Tường, giáo sư đại học về hưu, Pháp
  68. Nguyễn Khắc Mai, nguyên Vụ trưởng Ban Dân vận Trung ương, Hà Nội
  69. Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học, TPHCM
  70. Hoàng Ngọc Biên, nhà văn, Hoa Kỳ
  71. Nguyễn Nguyên Bình, hội viên Hội Nhà văn Hà Nội
  72. Nguyễn Thị Thu Nguyên, TS Văn học, giảng viên Đại học Sư phạm Hà Nội
  73. Nguyễn Thị Từ Huy, nghiên cứu sinh TS Triết học, Pháp
  74. Hồ Ngọc Nhuận, nhà báo, nhà hoạt động xã hội, nguyên Giám đốc chính trị, Chủ bút nhật báo Tin Sáng, Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phó Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt NamThành phố Hồ Chí Minh, TPHCM
  75. Chu Hảo, nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường, Hà Nội
  76. Lê Mai Đậu, kỹ sư, hưu trí, Cầu Giấy, Hà Nội
  77. Nguyễn Thị Thanh Bình, nhà văn, Hoa Kỳ
  78. Nguyễn Đức Dương, nhà nghiên cứu Ngôn ngữ học, TP. HCM
  79. Nguyễn Thị Phương, giáo viên, Hà Nội
  80. Nguyễn Thanh Giang, TS Địa Vật lý, Hà Nội
  81. Bùi Hiền, nhà thơ, Canada
  82. Phạm Xuân Nguyên, Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội, Hà Nội
  83. Đặng Thị Hảo, TS Văn học, Hà Nội
  84. Cao Lập, hưu trí, Hoa Kỳ
  85. Đặng Bích Phượng, hưu trí, Hà Nội
  86. Trần Nghi Hoàng, nhà văn, Hoa Kỳ
  87. Khánh Phương, nhà văn, Hoa Kỳ
  88. André Menras-Hồ Cương Quyết, nhà giáo nghỉ hưu, Pháp
  89. Trần Công Thạch, nhà giáo nghỉ hưu, TPHCM
  90. Vũ Hồng Ánh, nghệ sĩ cello, TPHCM
  91. Huỳnh Sơn Phước, nhà báo, Hội An
  92. Nguyễn Quang Nhàn, hưu trí, Đà Lạt
  93. Trần Đức Quế, chuyên viên vận tải Bộ Giao thông Vận tải, hưu trí, Hà Nội
  94. Nguyễn Đình Nguyên, TS bác sĩ, Australia
  95. Lê Quốc Trinh, kỹ sư Cơ khí về hưu, Canada
  96. Uông Đình Đức, kỹ sư Cơ khí, TPHCM
  97. Nguyễn Duy, nhà thơ, TPHCM
  98. Lê Thân, nguyên Tổng Giám đốc Riverside Saigon, TPHCM
  99. Nguyễn Văn Hải (blogger Điếu Cày), Hoa Kỳ
  100. Tuấn Khanh, nhạc sĩ, TPHCM
  101. Trần Thanh Vân, kiến trúc sư, Hà Nội
  102. Đoàn Nhật Hồng, đảng viên Tiền khởi nghĩa, nguyên Giám đốc Sở Giáo dục Lâm Đồng, Đà Lạt
  103. Đoàn Ngọc Đức, TS Sinh Y, nghiên cứu viên, Viện Nhi Boston, Đại học Y Harvard, Hoa Kỳ
  104. Nguyễn Trung Thành, kỹ sư Giao thông Vận tải, Phú Thọ
  105. Hà Thủy Nguyên, nhà văn, Hà Nội
  106. Lê Tuấn Huy, TS Triết học, TPHCM
  107. Hoàng Thị Hà, giáo viên hưu trí, Hà Nội
  108. Phạm Việt Cường, phiên dịch, Hà Nội
  109. Nguyễn Thế Hùng, GSTS, Phó Chủ tịch Hội Cơ học Thủy khí Việt Nam, Đà Nẵng
  110. Như Quỳnh de Prelle, nhà thơ, viết tự do, Bỉ
  111. Bùi Tuấn Dương, TPHCM
  112. Nguyễn Văn An, cán bộ hưu trí, TPHCM
  113. Đào Đăng Hiếu, nhân viên văn phòng, Hà Nội
  114. Mary Josephine Trần Thị Thanh Lương, nữ tu, TPHCM
  115. Nguyễn Đông Yên, GS TSKH, Hà Nội
  116. Trần Văn Nếp, làm nông, Giáo hạt Tây Ninh, Giáo phận Phú Cường
  117. Trần Thị Thanh Thuý, giáo viên, Giáo hạt Tây Ninh, Giáo phận Phú Cường
  118. Trần Thị Thanh Thuỳ, buôn bán, Giáo hạt Tây Ninh, Giáo phận Phú Cường
  119. Đặng Đức Hoài, buôn bán, Giáo hạt Tây Ninh, Giáo phận Phú Cường
  120. Đặng Thanh Trân, kế toán, Giáo hạt Tây Ninh, Giáo phận Phú Cường
  121. Đặng Trường Giang, kinh doanh, Giáo hạt Tây Ninh, Giáo phận Phú Cường
  122. Trần Lưu Diệm, công nhân, Giáo hạt Tây Ninh, Giáo phận Phú Cường
  123. Trần Đức Minh, kinh doanh, Giáo hạt Tây Ninh, Giáo phận Phú Cường
  124. Đặng Lệ Hằng, y tá, Giáo hạt Tây Ninh, Giáo phận Phú Cường
  125. Huỳnh Kim Yến, buôn bán, Giáo hạt Tây Ninh, Giáo phận Phú Cường
  126. Đặng Thanh Thảo, sinh viên, Giáo hạt Tây Ninh, Giáo phận Phú Cường
  127. Đặng Trần Quỳnh Như, sinh viên, Giáo hạt Tây Ninh, Giáo phận Phú Cường
  128. Lê Thị Yêu, nữ tu, TPHCM
  129. Nguyễn Kim Hồng, nữ tu, TPHCM
  130. Hoàng Sỹ Hướng, linh mục quản xứ Xã Đoài, Vinh
  131. Trần Công Thắng, bác sĩ, Na Uy
  132. Phan Quốc Tuyên, kỹ sư Tin học, Thụy Sĩ
  133. Nguyễn Trọng Khôi, họa sĩ, Hoa Kỳ
  134. Phan Nguyên, họa sĩ, nhà giáo về hưu, Pháp
  135. Kim Barton, Anh
  136. Kiều Maily, nhà thơ – nhà báo tự do, TPHCM
  137. Lê Anh Hùng, nhà báo tự do, Hà Nội
  138. Nguyen Ngoc Son, nhà báo, Hà Nội
  139. Nguyễn Minh Đức, kỹ sư, TPHCM
  140. Vũ Thị Phương Anh, TS, giảng viên về hưu, TPHCM
  141. Lê Văn Chung, sinh viên, Đại học Sư phạm Huế
  142. Nguyễn Xuân Nghĩa, TS, nhà giáo, TPHCM
  143. Ngô Quang Tuấn, sinh viên, Hà Nội
  144. Đoàn Tâm, Đồng Nai
  145. Hồ Sĩ Phú, kỹ sư dự án, TPHCM
  146. Huỳnh Nguyên Huy, kỹ sư dự án, TPHCM
  147. Hồ Hữu Nghị, kỹ sư dự án, TPHCM
  148. Hà Văn Thùy, nhà văn, TPHCM
  149. Trịnh Xuân Thọ, nông dân, Đăk Nông
  150. Văn Bá, TPHCM
  151. Lê Quang Huy, TPHCM
  152. Mai Pham, sinh viên Macquarie University, Úc
  153. Đỗ Thái Bình, kỹ sư đóng tàu, TPHCM
  154. Lê Công Giàu, nguyên Phó Bí thư thường trực Đoàn Thanh niên Cộng sản Thành phố Hồ Chí Minh, nguyên Phó Giám đốc Tổng Công ty Du lịch Thành phố (Saigontourist), TPHCM
  155. Phạm Tiến Dũng, Giáo xứ Kẻ Đọng, Giáo phận Vinh, Nghệ An
  156. Bùi Văn Phú, nhà báo tự do, Hoa Kỳ
  157. Nguyễn Hồng Kiên, TS Sử học, Hà Nội
  158. Kim Thái Quỳnh, Pháp
  159. Tô Lan Hương, thiết kế đồ hoạ, TPHCM
  160. Lưu Chí Kháng, môi giới chứng khoán, Nghệ An
  161. Nguyễn Minh Sáng, linh mục quản xứ Phù Kinh, Quảng Bình
  162. Trịnh Quốc Việt, kỹ sư, Hà Nội
  163. Nguyễn Quốc Việt, kinh doanh tự do, Hà Nội
  164. Phạm Văn Hiền, chuyên viên Phòng Thông tin – Tư liệu, trường Tô Hiệu Hải Phòng, đã nghỉ hưu, Hải Phòng
  165. Hoàng Văn Khẩn, TS Sinh hoá học, Thuỵ Sĩ
  166. Phạm Tư Thanh Thiện, nhà báo, Pháp
  167. Bùi Quang Thắng, thạc sĩ, Hà Nội
  168. Hoàng Minh Đề, kỹ sư Điện, Quảng Nam
  169. Tran Tran, nhân viên nhà hàng, Hoa Kỳ
  170. Khổng Hy Thiêm, kỹ sư Điện, Khánh Hòa
  171. Trần Kiêm Đoàn, TS Tâm lý, viết văn, làm thơ, dạy học, Hoa Kỳ
  172. Bùi Oanh, giáo viên nghỉ hưu, TPHCM
  173. Lê Nguyễn Thái Hà, lập trình viên, TPHCM
  174. Nguyễn Thị Hoan, hưu trí, Đồng Nai
  175. Peter Xuân Nguyễn, Công nghệ Thông tin, Hoa Kỳ
  176. Nguyễn Khắc Vỹ, cán bộ hưu trí, TPHCM
  177. Nguyễn Mai Oanh, TPHCM
  178. Đoàn Trọng Quý, kỹ sư Xây dựng, Quảng Bình
  179. Nguyễn Thanh Thanh,  kế toán, TPHCM
  180. Nguyễn Tuấn Thiệp, kiến trúc sư, Hà Nội
  181. Fx Nguyễn Hồng Ân, linh mục, Trưởng ban Truyền thông giáo phận Vinh, Nghệ An
  182. Nguyễn Công Minh, kỹ sư Xây dựng, Quảng Ngãi
  183. Lê Bá Diễm Chi (Song Chi), nhà báo tự do, Na Uy
  184. Duong Van Vinh, cựu sĩ quan Quân đội Nhân dân Việt Nam, TPHCM
  185. Nguyễn Hoàng Ánh, giáo viên, Hà Nội
  186. Đào Quốc Việt, Hà Nội
  187. Cecilia Võ Thị Việt Phương, TPHCM
  188. Lưu Trọng Đức, kinh doanh tư nhân, Hà Nội
  189. Nguyễn Ngọc Đức, kỹ sư Tin học, Pháp
  190. Nguyễn Năng Tĩnh, giảng viên trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật, Nghệ An
  191. Nguyễn Đình Cương, cựu tù nhân lương tâm, Nghệ An
  192. Tran Ngoc Huyen, Thụy Sĩ
  193. Phùng Mạnh Cường, CHLB Đức
  194. Hoàng Ngọc Lĩnh, về hưu, Canada
  195. Trương Lợi, kỹ sư Cơ khí, TPHCM
  196. Bùi Xuân Bách, giáo viên nghỉ hưu, Hoa Kỳ
  197. Võ Đức Duy, trình dược viên, TPHCM
  198. Nguyễn Hùng Cường, linh mục, Hoa Kỳ
  199. Lý Đăng Thạnh, người chép Sử, TPHCM
  200. Trương Hữu Quý, bán hàng nước, Hà Nội
  201. Nguyễn Công Nghĩa, TS, giảng viên Đại học Waterloo, Canada
  202. Nguyễn Tâm, kỹ sư Điện cơ, TPHCM
  203. Đỗ Tuyết Khanh, thông dịch viên, Thuỵ Sĩ
  204. Trần Văn Tiến, kinh doanh, Cộng Hòa Czech
  205. Antôn Nguyễn Thanh Tịnh, linh mục Giáo phận Vinh
  206. Giuse Nguyễn Ngọc, chủng sinh khóa 14, Đại chủng viện Vinh Thanh, Giáo phận Vinh, Nghệ An
  207. Nguyễn Hữu Hiệp, kỹ sư Xây dựng, Hà Nội
  208. Nguyễn Đắc Diên, bác sĩ Nha khoa, TPHCM
  209. Bùi Quốc Diệm, chủ tịch Cộng đoàn Công giáo Việt Nam, Hàn Quốc
  210. Dương Hồng Phượng, kỹ sư Xây dựng, Hà Nội
  211. Hà Thúc Huy, PGSTS Hóa học, giảng viên đại học, TPHCM
  212. Lê Đình Lượng, Nghệ An
  213. Nguyễn Thị Quý, Nghệ An
  214. Nguyễn Minh Ngọc, giảng viên Âm nhạc, Vinh
  215. Nguyễn Xuân Lượng, kinh doanh, Nghệ An
  216. Đào Minh Châu, tư vấn Hành chính công & chính sách công, Hà Nội
  217. Nguyễn Thiện Tống, TS Kỹ thuật Hàng không, nguyên giảng viên trường Đại học Bách Khoa, TPHCM
  218. Nguyễn Thị Thanh Xuân, giảng viên, TPHCM
  219. Trần Thị Thảo, giáo viên đã nghỉ hưu, Hà Nội
  220. Đặng Hữu Nam, linh mục, Giáo phận Vinh, Nghệ An
  221. Võ Anh Dũng, nhà giáo về hưu, Hoa Kỳ
  222. Nguyễn Khánh Trung, giảng dạy và nghiên cứu, Pháp
  223. Vũ Ngọc Hưng, kinh doanh tự do, Hà Nội
  224. Nguyễn Văn Tạc, giáo học hưu trí, Hà Nội
  225. Trần Đình Văn, linh mục quản xứ Vĩnh Hòa, Giáo phận Vinh, Nghệ An
  226. Pet Nguyễn Văn Quang, linh mục giáo phận Vinh
  227. Hồ Quang Huy, kỹ sư đường sắt, Khánh Hòa
  228. Lưu Hồng Thắng, công nhân, Hoa Kỳ
  229. Trần Văn Thủy, Nghệ sĩ Nhân dân, đạo diễn phim, Hà Nội
  230. Đức Nho Nguyễn, Hoa Kỳ
  231. Nguyễn Đình Cống, GS Đại học Xây dựng, Hà Nội
  232. Thục Quyên, bác sĩ Nha khoa, CHLB Đức
  233. Lê Thị Kim Loan, thạc sĩ, Hoa Kỳ
  234. Phan Hoàng My, Canada
  235. Nguyễn Du An, thạc sĩ, Hoa Kỳ
  236. Phùng Hoài Ngọc, thạc sĩ, An Giang
  237. Huỳnh Văn Thắng, TPHCM
  238. Đỗ Đăng Giu, nguyên Giám đốc Nghiên cứu CNRS, Pháp
  239. Anna Dao, Australia
  240. Trần Thị Băng Thanh, PGSTS, Hà Nội
  241. Hieu Dinh, Hoa Kỳ
  242. Lê Minh Hằng, cán bộ hưu trí, Hà Nội
  243. Đaminh Phạm Xuân Kế, linh mục quản hạt Đông Tháp, Giáo phận Vinh, Nghệ An
  244. Tran Thanh Ngon, kỹ sư Điện toán, CHLB Đức
  245. Trần Huê, bác sĩ, CHLB Đức
  246. Phạm Khiêm Ích, nghiên cứu khoa học, nguyên Phó Viện trưởng Viện Thông tin Khoa học Xã hội, Hà Nội
  247. Lâm Đăng Châu, Trung tâm Việt Nam Hannover, CHLB Đức
  248. Trương Thế Kỷ, kỹ sư, CHLB Đức
  249. Vũ Mạnh Hùng, cựu giảng viên trường Cao đẳng Kinh tế – Kỹ thuật Thương mại, hiện là cán bộ quản lý khu Nội trú của trường, Hà Nội
  250. Dương Thạch, CHLB Đức
  251. Huỳnh Thị Kim Liên, nội trợ, TPHCM
  252. Vân Thảo, nhà văn, Hà Nội
  253. Nguyễn Mạnh Hùng, mục sư Tin lành, TPHCM
  254. Nguyễn Thanh Phú, TPHCM
  255. Trần Thị Miền, kinh doanh, Cần Thơ
  256. Uông Đại Bằng, nhà giáo, TPHCM
  257. Hồ Công Hưng, cựu giáo chức, TPHCM
  258. Trần Bang, kỹ sư, TPHCM
  259. Nguyễn Văn Phúc, Malaysia
  260. Trần Ngọc Báu, Thụy Sĩ
  261. JB Nguyễn Đình Thục, linh mục Giáo phận Vinh
  262. Nguyễn Đức Tường, GS Vật lý, Canada
  263. Nguyễn Duy Vinh, Ottawa, Canada

Xin quý vị tiếp tục ký tên hưởng ứng Tuyên bố và gửi về địa chỉ: phandoitruyenhinh@gmail.com với tên tuổi, nghề nghiệp/ chức danh nếu có, nơi cư trú (tỉnh/thành phố Việt Nam hoặc quốc gia ngoài Việt Nam).

Advertisement

Để lại ý kiến của bạn

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s

%d người thích bài này: