-
BBC, 5 tháng 11 2015
- http://www.bbc.com/vietnamese/business/2015/11/151105_tpp_cong_bo_noi_dung

Việt Nam đồng ý để người lao động có thêm nhiều quyền, như tự do lập công đoàn và đình công để đổi lại lợi ích giao thương với Mỹ, theo phân tích của tờ New York Times về TPP.
Văn bản bằng tiếng Anh của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương – TPP đã được 12 nước thành viên công bố chiều 5/11.
Theo bài của New York Times, thỏa thuận đòi hỏi Việt Nam thay đổi luật hoặc ra luật mới cho phép công nhân thành lập công đoàn độc lập.
Công nhân sẽ được phép đình công không chỉ vì lương và giờ làm, mà còn vì điều kiện làm việc và các quyền khác.
Các nhóm công đoàn không phải gia nhập công đoàn của chính phủ Việt Nam, mà có thể hợp tác với nhau, tìm giúp đỡ của bất kỳ “tổ chức lao động quốc tế” như Liên đoàn lao động và hiệp hội của các tổ chức công nghiệp Hoa Kỳ (AFL-CIO).
Ông Tom Malinowski, Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Đặc trách Dân chủ,Nhân quyền, và Lao động nói với New York Times:
“Đây là cơ hội tốt nhất từ nhiều năm để khuyến khích cải tổ thể chế sâu sắc ở Việt Nam mà sẽ thúc đẩy nhân quyền, và nó sẽ chỉ xảy ra nếu TPP được thông qua.”
Quốc hội Mỹ sẽ có nhiều tháng xem xét văn bản và tranh luận.
Dự kiến việc bỏ phiếu ở hạ viện và thượng viện Mỹ sẽ diễn ra trong năm sau, trong bối cảnh Mỹ có bầu cử tổng thống.
Hoa Kỳ sẽ theo dõi việc tuân thủ của Việt Nam theo một thỏa thuận riêng.
Ngoài ra, một ủy ban gồm ba chuyên gia của Mỹ, Việt Nam và ILO, cũng sẽ có báo cáo.
Năm năm sau khi TPP có hiệu lực, Mỹ có thể ngừng lợi ích giao thương nếu cho rằng Việt Nam không tuân thủ yêu cầu.
Nhưng John Sifton, từ tổ chức nhân quyền Human Rights Watch, cho rằng hiệp định sẽ không thể thực thi “trên thực tế”.
Ông này nói lịch sử của Văn phòng Đại diện Thương mại Hoa Kỳ (USTR) không chứng tỏ họ sẽ bắt buộc thực thi các điều khoản.
Công bố toàn văn Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP)
Theo thông lệ đàm phán thương mại quốc tế, một hiệp định sẽ chỉ được công bố sau khi các Bên tham gia đàm phán đã hoàn tất thủ tục rà soát pháp lý. Tuy nhiên, trước nhu cầu tìm hiểu thông tin rất lớn của người dân và doanh nghiệp, các nước tham gia đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã quyết định công bố toàn văn Hiệp định TPP mặc dù thủ tục rà soát pháp lý vẫn chưa hoàn tất.
Các nước TPP đã thống nhất giao Niu Di-lân (nước được giao nhiệm vụ lưu chiểu văn kiện của Hiệp định) công bố toàn văn Hiệp định vào chiều ngày 05 tháng 11 năm 2015 (giờ Hà Nội).
Bộ Công Thương xin trân trọng công bố toàn văn Hiệp định TPP (bản tiếng Anh) đã được các nước TPP thống nhất. Do quá trình rà soát pháp lý vẫn đang tiếp tục nên bản công bố lần này chưa phải là bản cuối cùng. Bản cuối cùng có thể sẽ có một số thay đổi nhưng chỉ là các chỉnh sửa về mặt kỹ thuật, không ảnh hưởng đến nội dung cam kết.
Ngoài các nội dung cam kết trong Hiệp định, trong quá trình đàm phán các nước TPP cũng đạt được một số thỏa thuận song phương. Do các thỏa thuận này chỉ liên quan đến các Bên ký kết nên sẽ được các Bên ký kết công bố riêng. Bộ Công Thương xin công bố kèm theo đây các thỏa thuận song phương mà Việt Nam đã thống nhất với một số nước TPP. Các thỏa thuận này sẽ có hiệu lực cùng thời điểm với Hiệp định TPP.
Do các nước TPP vẫn đang tiến hành thủ tục rà soát pháp lý, khối lượng tài liệu phải biên dịch lại rất lớn nên Bộ Công Thương và các Bộ, ngành chưa thể công bố kèm theo bản dịch tiếng Việt của Hiệp định TPP. Để đáp ứng yêu cầu của người dân và doanh nghiệp, Bộ Công Thương sẽ tích cực phối hợp với các Bộ, ngành nhanh chóng hoàn tất công việc dịch thuật và công bố bản dịch tiếng Việt trong thời gian sớm nhất.
Sau khi công bố toàn văn Hiệp định, các nước TPP sẽ nhanh chóng hoàn tất thủ tục rà soát pháp lý để chuẩn bị cho việc ký kết Hiệp định. Mỗi nước, theo quy định của pháp luật nước mình, sẽ dành thời gian nhất định để người dân nghiên cứu Hiệp định trước khi ký kết, dao động từ 60 đến 90 ngày. Sau khoảng thời gian này, các nước TPP sẽ tiến hành ký kết chính thức. Thời điểm ký kết chính thức Hiệp định hiện chưa được xác định nhưng dự kiến sẽ không muộn hơn quý I năm 2016. Sau khi ký chính thức, các nước sẽ tiến hành thủ tục phê chuẩn Hiệp định theo quy định của pháp luật nước mình.
Giới thiệu về các nội dung chính của Hiệp định TPP
Để đáp ứng nhu cầu tìm hiểu thông tin của công chúng, Bộ Công Thương xin công bố một số thông tin cơ bản về các nội dung của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Bộ Công Thương xin lưu ý đây là các tài liệu bước đầu. Bộ Công Thương sẽ phối hợp với các Bộ, ngành để tiếp tục công bố thêm thông tin về Hiệp định TPP trong thời gian tới, sau khi bản dịch tiếng Việt của Hiệp định chính thức được công bố.
-
01. Hiệp định TPP – Cơ hội thách thức và giải pháp chiến lược.pdf
-
02. Tài liệu giới thiệu nội dung Phòng vệ thương mại trong Hiệp định TPP.pdf
-
03. Tài liệu giới thiệu nội dung Quy tắc xuất xứ trong Hiệp định TPP.pdf
-
04. Tài liệu giới thiệu nội dung Dệt may trong Hiệp định TPP.pdf
-
05. Tài liệu nội dung chủ yếu về Lao động trong Hiệp định TPP.pdf
-
06. Tài liệu giới thiệu nội dung Doanh nghiệp nhà nước trong Hiệp định TPP.pdf
-
07. Tài liệu giới thiệu nội dung Chính sách cạnh tranh trong Hiệp định TPP.pdf
-
08. Tài liệu giới thiệu nội dung Môi trường trong Hiệp định TPP.pdf
-
09. Tài liệu giới thiệu nội dung Trợ cấp thủy sản và bảo tồn trong Hiệp định TPP.pdf
-
Chapter Texts and Associated Annexes
-
00 – Preamble
-
01 – Initial Provisions and General Definitions
-
02 – National Treatment and Market Access for Goods
-
03 – Rules of Origin and Origin Procedures
-
04 – Textile and Apparel
-
05 – Customs Administration and Trade Facilitation
-
06 – Trade Remedies
-
07 – Sanitary and Phytosanitary Measures
-
08 – Technical Barriers to Trade
-
09 – Investment
-
10 – Cross-Border Trade in Services
-
11 – Financial Services
-
12 – Temporary Entry of Business Persons
-
13 – Telecommunications
-
14 – E-commerce
-
15 – Goverment Procurement
-
16 – Competition Policy
-
17 – State-Owned Enterprises and Designated Monopolies
-
18 – Intellectual Property
-
19 – Labour
-
20 – Environment
-
21 – Cooperation and Capacity Building
-
22 – Competitiveness and Business Facilitation
-
23 – Development
-
24 – Small and Medium-sized Enterprises
-
25 – Regulatory Coherence
-
26 – Transparency and Anti-Corruption
-
27 – Administrative and Institutional Provisions
-
28 – Dispute Settlement
-
29 – Exceptions and General Provisions
-
30 – Final Provisions
-
-
Market Access Offers and Country-Specific Annexes
-
Side Instruments between Viet Nam and TPP countries