Bộ Công an Việt Nam thông báo đã thi hành lệnh bắt sau khi ra quyết định khởi tố bị can luật sư Nguyễn Văn Đài về tội “Tuyên truyền chống Nhà nước”.
Trong khi đó, một tổ chức nhân quyền quốc tế nói ông Đài “thể hiện quyền tự do ngôn luận theo cách đáng tôn trọng”.
Thông báo được đăng trên trang web của bộ này vào hôm 16/12/2015.
“Ngày 15/12/2015, Cơ quan An ninh điều tra – Bộ Công an đã ra Quyết định khởi tố bị can, Lệnh bắt bị can để tạm giam, Lệnh khám xét nơi ở đối với Nguyễn Văn Đài, sinh năm 1969 tại Hưng Yên; trú tại phòng 302, Z8, tập thể Bách Khoa, phường Bách Khoa, quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội về tội “Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, quy định tại Điều 88 – Bộ luật hình sự. Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã phê chuẩn các quyết định, lệnh của Cơ quan An ninh điều tra – Bộ Công an.
“Ngày 16/12/2015, Cơ quan An ninh điều tra – Bộ Công an đã thi hành Lệnh bắt, Lệnh khám xét đối với bị can Nguyễn Văn Đài. Vụ án đang được điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật”, bản tin viết.
Hành hung trước lúc bị bắt
Vụ bắt giữ xảy ra sau khi một số tổ chức nhân quyền và Liên Hợp Quốc kêu gọi Việt Nam cải thiện nhân quyền và nêu tên cụ thể vụ luật sư Đài bị hàng chục người hành hung.
Luật sư Đài gần đây tới nói chuyện về hiến pháp và các quyền con người cơ bản trước một cử tọa chừng 70 người tại nhà của một cựu tù nhân chính trị ở xã Nam Lộc, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
Cuộc nói chuyện là một trong hàng loạt sự kiện các nhà hoạt động Việt Nam tổ chức để kỷ niệm Ngày Nhân quyền Quốc tế.
Thông cáo ra ngày 11/12 của Văn phòng Cao ủy LHQ (OHCHR) về Nhân quyền nói vụ tấn công các nhà hoạt động nhân quyền tại Việt Nam đang ở mức báo động và rằng LHQ quan ngại về việc nhà chức trách dường như làm ngơ và không truy tố những kẻ gây ra những vụ hành hung này.
“Chúng tôi thúc giục Chính phủ Việt Nam thực hiện các biện pháp khẩn cấp để đảm bảo an ninh cho tất cả nhà hoạt động nhân quyền và tiến hành điều tra bất thiên vị, điều tra ngay và triệt để tất cả các vụ việc được thông báo liên quan tới những người bảo vệ nhân quyền,” Ravina Shamdasani, người phát ngôn của OHCHR nói tại cuộc họp báo ở Geneva vào tuần trước.
Vụ luật sư Đài bị hành hung cũng được Tổ chức Phóng viên Không Biên giới nêu lên vào Ngày Quốc tế Nhân quyền.
Luật sư Lê Công Định đưa ảnh chụp cùng với luật sư Đài gần đây lên Facebook với bình luận:”Không biết bao giờ đến lượt tôi bị bắt lại đây? Lần này là tuyên truyền chống nhà nước chăng? Lật đổ không được, đành tuyên truyền?”
Nhà báo Huy Đức viết trên Facebook cá nhân: “Tôi tin rằng, không gian tự do không thể được nới rộng như hiện nay; dân trí không được nâng cao như hiện nay nếu ngay từ những năm đầu Việt Nam có internet không có những người dấn thân rất sớm như bác sỹ Phạm Hồng Sơn, luật sư Lê Thị Công Nhân và, đặc biệt, luật sư Nguyễn Văn Đài.
“Họ thuộc một thế hệ đấu tranh có trí tuệ và đầy quả cảm. Họ đã cống hiến các cơ hội cá nhân cho tương lai đất nước. Cho dù có thêm nhiều bắt bớ, con đường của họ, chắc chắn, sẽ có muôn vạn người đi.”
Trả lời BBC Tiếng Việt, ông Phil Robertson – phó giám đốc khu vực châu Á của tổ chức nhân quyền Human Rights Watch – nói:
“Khá rõ ràng là Nguyễn Văn Đài chưa làm bất cứ điều gì đáng để bị bắt. Chúng tôi nghĩ ông là một luật sư bênh vực nhân quyền theo cách hoàn toàn ôn hòa, cũng như cách ông bày tỏ chính kiến, thể hiện quyền tự do ngôn luận theo cách đáng tôn trọng. ”
“Chúng tôi thấy có sự thay đổi trong chiến thuật của chính phủ Việt Nam. Khoảng hai, ba năm trước, họ bắt giữ nhiều người và đưa người ra tòa. Nhưng chính phủ Việt Nam đã bắt đầu bị phê phán là họ đã đưa quá nhiều người ra tòa, quá nhiều người đã trở thành tù chính trị.
“Họ đã đổi chiến thuật. Thay vì bắt người, đưa ra tòa, họ dùng đến côn đồ và sự hỗ trợ từ công an định phương để tấn công và đe dọa họ.
Dân trí không được nâng cao như hiện nay nếu ngay từ những năm đầu Việt Nam có internet không có những người dấn thân rất sớm như bác sỹ Phạm Hồng Sơn, luật sư Lê Thị Công Nhân và, đặc biệt, luật sư Nguyễn Văn Đài.
“Trong trường hợp này, Nguyễn Văn Đài đã phải đối mặt với cả hai. Bị bắt hôm nay nhưng đã bị đe dọa trước đó.”
Cuộc bắt giữ diễn ra một ngày chỉ sau sự kiện Đối thoại Nhân Quyền EU – Việt Nam diễn ra tại Hà Nội.
Ông Robertson bình luận: “Vấn đề là Việt Nam biết đối thoại nhân quyền diễn ra mỗi năm một lần. Họ có thể nói bất cứ gì họ muốn trong hội nghị, và ngay sau hội nghị họ quay trở lại với những chiến thuật hung hãn để đàn áp các sự việc như chúng ta thấy hôm nay.”
Luật sư Đài từng bị tù giam bốn năm và mãn hạn tù ngày 06/03/2011 vì tội Tuyên truyền chống Nhà nước.
Ông cũng bị quản chế bốn năm trong vụ án mà ông và một cộng sự, luật sư Lê Thị Công Nhân, bị bắt vào ngày 06/03/2007.
Phê phán Đảng Cộng sản
Sau khi ra tù, luật sư Đài tiếp tục lên tiếng kêu gọi dân chủ đa đảng tại Việt Nam.
Trong bài viết ‘ Đảng vẫn chưa trưởng thành‘ gửi BBC hồi tháng 1 năm 2014, ông Đài mô tả điều ông gọi là “Đảng Cộng sản Việt Nam chưa đủ bản lĩnh, trí tuệ, đạo đức, lương tâm và hệ tư tưởng dân chủ tiến bộ để lãnh đạo đất nước xây dựng xã hội dân chủ, công bằng và văn minh.”
“Cái mà Đảng Cộng sản Việt Nam đang thiếu đó là văn hóa dân chủ, thiếu đạo đức chính trị để ứng xử với những công dân và tổ chức đối lập.
“Một đất nước, xã hội muốn có được dân chủ, công bằng, văn minh thì phải do một tổ chức, đảng chính trị có tư tưởng dân chủ tiến bộ, có trí tuệ và đạo đức lãnh đạo.
“Nhưng Đảng Cộng sản Việt Nam lại có tư tưởng độc quyền, phi dân chủ, lạc hậu và tham nhũng thì làm sao lãnh đạo và dẫn dắt nhân dân và đất nước xây dựng xã hội dân chủ, công bằng và văn minh được,” ông Đài viết.

Ông Nguyễn Văn Đài và bà Lê Thị Công Nhân trước khi bị bắt là hai nhân vật đấu tranh dân chủ tích cực, thành viên chủ chốt của Đảng Thăng Tiến Việt Nam, một đảng chính trị không được công nhận ở trong nước.
Họ cũng tham gia phong trào dân chủ có tên Khối 8406.
Ông Nguyễn Văn Đài là một trong số tám nhà đối kháng Việt Nam được một tổ chức nhân quyền của Hoa Kỳ trao tặng giải thưởng hồi tháng 2/2007.
Tuy nhiên sau đó ông bị khai trừ khỏi Đoàn luật sư Hà Nội và văn phòng luật Thiên Ân của ông cũng bị đóng cửa.
Luật sư Đài lúc đó bị cáo buộc đã ‘lợi dụng giấy phép hành nghề để hoạt động chống lại lợi ích quốc gia và vi phạm nghiêm trọng luật Việt Nam’.
Trong các hành vi bị coi là “chống phá” của luật sư Đài, cáo trạng của tòa khi đó có nhắc tới việc ông viết bài trên các trang mạng, và việc ông thu thập tài liệu về nhân quyền và dân chủ.
Luật sư Nguyễn Văn Đài bị bắt
Wednesday, December 16, 2015 9:08:41 AM
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=219271&zoneid=2
- Luật sư Nguyễn Văn Đài bị đe dọa
- Luật sư Nguyễn Văn Đài bị hành hung ở Hà Nội
- Công an đánh người thuyết trình về nhân quyền
- RSF lên án CSVN hành hung Luật Sư Nguyễn Văn Ðài
- Liên Âu thất vọng về vụ bắt Luật Sư Nguyễn Văn Ðài
Việt Hùng/Người Việt
HÀ NỘI (NV) – Trưa ngày 16 tháng 12 năm 2015, truyền thông tại Việt Nam đều đưa tin Luật Sư Nguyễn Văn Đài bị Cơ quan An Ninh điều tra Bộ Công An khởi tố bị can, bắt tạm giam 4 tháng và khám xét nhà với cáo buộc về điều 88 trong bộ luật hình sự “Tuyên truyền chống nhà nước”.
|
Lần xuất hiện gần đây nhất của LS Đài là trước phiên toà Nguyễn Viết Dũng hôm 12 tháng 12 sau khi bị hành hung hôm 10 tháng 12 ở Nghệ An (Hình: facebook Lê Anh Hùng) |
Trả lời Người Việt qua điện thoại, bà Vũ Minh Khánh – vợ Luật sư Đài cho biết: “Lúc 8h sáng nay (tức 16 tháng 12), anh Đài vừa đi ra khỏi nhà thì thấy quay về, theo cùng là khoảng 20 nhân viên An Ninh cả thường phục lẫn sắc phục. Họ đọc lệnh “khởi tố” rồi lục tung tất cả đồ đạc, ngăn kéo, hộc tủ, lấy tất cả mọi thứ từ áo, sách truyện, máy tính, thẻ ATM, sổ tiết kiệm…”.
“Họ thu giữ 2 chiếc máy tính laptop, 1 máy tính bàn, 2 máy tính bảng, ổ cứng rời, hàng loạt usb và 1 số áo nhân quyền, “hongkong today,VN tomorrow”, tự do cho người yêu nước, cùng một số giấy tờ ngân hàng và giấy tờ khác, đóng vào 5 thùng carton mang đi”.
“Anh Đài không ký vào biên bản khám xét nhà, chỉ ghi dòng chữ ‘phản đối việc khám xét’. Sau đó họ đưa anh Đài đi lúc 12h trưa nay. Đưa đến trại tạm giam B14, Bộ Công an (nơi đang giam giữ blogger Nguyễn Hữu Vinh – tức anh Ba Sam). Cùng bị bắt với LS Đài còn có chị Lê Thu Hà và anh Trương Dũng”. Chị cho biết thêm.
Tuy nhiên sau đó chúng tôi đã liên lạc được với anh Trương Dũng thì được anh cho biết: “Họ đưa tôi về Phường Bách Khoa, Hà Nội. Vì phản đối hành động phi pháp này, tôi cũng bị đánh, bị thu điện thoại iphone và họ lấy thẻ nhớ máy ảnh của tôi, chỉ trả lại cái máy ảnh. Sau đó họ cho tôi về”.
Còn chị Lê Thu Hà chúng tôi đã nhiều lần liên lạc với chị và gia đình, nhưng bất thành. Có thông tin chưa được kiểm chứng là chị đã có lệnh bắt tạm giam, nhưng chưa có lệnh khởi tố từ phía cơ quan An Ninh.
LS Nguyễn Văn Đài sinh năm 1969, là một luật sư bất đồng chính kiến khá nổi tiếng trong nước. Ông đã từng bị bắt cùng với luật sư Lê Thị Công Nhân trong một vụ án nổi tiếng “chống chính quyền” vào tháng 5 năm 2007. Ông bị tuyên án 5 năm tù giam và 4 năm quản chế.
Sau khi hết lệnh quản chế vào tháng 5 năm 2016. Ông liên tục có nhiều chuyến đi vào Nam để gặp gỡ các nhà hoạt động dân chủ và vận động nhân quyền cho Việt Nam. Lần gần đây nhất ông bị hành hung gây thương tích nặng sau buổi nói chuyện về nhân quyền nhân ngày Quốc tế Nhân quyền 10 Tháng 12 năm 2015 tại tư gia của nhà hoạt động Trần Hữu Đức ở huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
Ông hiện nay là người sáng lập tổ chức Hội Anh em dân chủ, phần giới thiệu trên trang haedc.org cho biết đây là một tổ chức phi chính phủ của người Việt Nam đấu tranh bảo vệ các quyền con người đã được Hiến pháp Việt Nam và các Công ước quốc tế thừa nhận.
![]() |
Lệnh khám xét nhà Luật sư Đài. (Hình: face Lee Nguyen) |
Thông điệp của phe thân Trung Quốc?
Ngay sau khi trang mạng ‘Cổng thông tin Bộ Công An” xác nhận thông tin khởi tố bắt tạm giam Luật sư Đài, một trang Facebook Page “Tự do cho Luật sư Nguyễn Văn Đài” đã ra đời. Nhiều nhà hoạt động dân chủ trong nước lên tiếng, bắt đầu làm chiến dịch đòi tự do cho LS Đài..
Trang facebook của Luật sư Lê Công Định mỉa mai: “Không biết bao giờ đến lượt tôi bị bắt lại đây? Lần này là tuyên truyền chống nhà nước chăng? Lật đổ không được, đành tuyên truyền?”.
FB của bác sỹ Nguyễn Đan Quế viết: “Trước Đại Hội Đảng phe cực đoan thân Tàu sẽ bắt thêm nhiều người nữa. Mục đích của những bắt bớ nầy hù doạ. Và, đó là cái cớ để chống lại phe “cải cách” của Nguyễn Tấn Dũng ….”.
Nhiều nhà hoạt động cho rằng việc bắt giữ Luật sư Đài trong bối cảnh chỉ còn vài tháng nữa là diễn ra đại hội Đảng Cộng Sản dự kiến vào quí I năm 2016, chỉ nhằm mục đích đấu đá của phe thân Tàu và thân phương Tây trong nội bộ Đảng Cộng Sản.
FB Hoàng Dũng cho biết: “Luật sư Đài là một người có quan hệ tốt với chính giới Phương Tây, lại đã từng đi tù cũng vì Điều 88 BLHS. Trước đó, chiều 15/12, đã có những tin đồn anh bị bắt. Ngay sau khi bị bắt, các trang báo lề đảng đã lên bài liên tiếp, cả trang nguyentandung. Thật khó đoán là phe nào đã chơi đòn này, thời điểm này?”
Còn facebook Trần Bang thì bức xúc: “Điều 88 BLHS, một điều luật mập mờ đe dọa tự do tư tưởng, tự do ngôn luận, tự do biểu đạt những bất bình của người dân VN về sự sai trái, khuyết điểm của Chính quyền và về những bất cập của thể chế nhà nước VN hiện nay”.
“Với Điều 88, An Ninh Việt Nam thích bắt ai thì bắt?. Bởi ai ca thán về bộ máy cầm quyền tham nhũng (không có quyền thì làm sao mà nhũng, không nhũng thì sao lấy được tiền, tài sản và cả nhân phẩm của dân?!), ai ca thán, ai nói thật ra những yếu kém, khuyết điểm, nói thật về sự dối trá và vi phạm Nhân quyền của nhà cầm quyền đều có thể bị quy vào tội “Tuyên truyền phỉ báng chính quyền nhân dân”.
“Đặc biệt, Việt Nam còn đang bị bóng tối của Bành trướng Bắc Kinh dùng ý thức hệ CS “tương đồng” để che mờ tinh thần yêu nước, tinh thần tự tôn và phong trào dân chủ, nhân quyền của nhân dân VN. Với chiêu bài cực kỳ thâm độc đó, Bắc Kinh đang thực hiện từng bước đầu độc VN, nô dịch VN từ thượng tầng xuống hạ tầng, từ tư tưởng đến thực thể địa, vật lý…mà tốn rất ít súng đạn và tiền bạc”.
“Đó có phải là lý do chính để AN ra lệnh bắt LS Nguyễn Văn Đài, khi ông tích cực truyền bá Bộ luật nhân quyền, cũng là truyền bá ánh sáng của văn minh phổ quát Phương Tây cho nhân dân VN trong thời gian qua?” – anh Trần Bang đặt nghi vấn.