‘Thiếu minh bạch về 8 vụ án trọng điểm’

 
Image copyright AFP.
Image caption Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng của Đảng CSVN vừa nói sẽ đưa 8 vụ án trọng điểm ra xét xử trước Đại hội 12 của Đảng.

Trong lúc tám vụ án trọng điểm mà Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng của Việt Nam vừa đề nghị đem ra xét xử trước Đại hội lần thứ 12 của Đảng CSVN được cho là một ‘vở diễn’, ‘ít về số lượng’, thì cách thức các vụ án được đưa tin cho thấy một sự ‘thiếu tường minh’.

Đó là một vài bình luận mà các nhà quan sát, phân tích chính trị, xã hội Việt Nam nói với BBC.

Giáo sư Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học, nêu quan điểm cho rằng chống ‘tham nhũng’ từ đầu nhiệm kỳ của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tới nay tỏ ra khá ‘lúng túng’ và tuyên bố này của Đảng chỉ là ‘một màn kịch nhạt nhòa’.

Nhà xã hội học nói: “Khi tình hình Đại hội 12 sắp diễn ra lại thấy rộ lên vấn đề chống tham nhũng. Và người ta liệt kê thành tích xử được bao nhiêu vụ, bỏ tù được bao nhiêu anh, rồi kê khai tài sản được bao nhiêu vị.

“Nhưng theo tôi, ‘màn kịch này’ cũng chỉ là một trong những pha trước Đại hội mà thôi. Đối với người dân như là tôi chẳng hạn, thì tôi suy nghĩ, tôi không thấy có gì là hấp dẫn. Bởi vì người ta cần đột phá thì không thấy, chỉ vậy thôi.”

Khi được đề nghị bình luận về tám vụ án cụ thể được đề nghị xét xử, ông nói:

“Tôi không đi vào chi tiết, tôi chỉ nhìn chung màn kịch, thì tôi thấy vở diễn nhạt quá. Nó không hấp dẫn gì cả, người ta cũng phải ly kỳ, hồi hộp… đây thấy nó nhạt nhòa quá, cho nên cái ‘miếng võ’ mà ngài Tổng bí thư đưa ra tôi thấy nó chẳng phải là võ tàu, mà cũng chẳng phải là võ tây, mà nó lúng túng ‘như gà mắc tóc’.

“Cho nên theo tôi, nó cũng không có ý nghĩa gì lắm trong chính trường Đại hội 12 cả. Đấy là theo tôi nghĩ nếu cứ nhìn trên những ‘con muỗi mắt’, thống kê lên những vụ bắt bớ, với kê khai tài sản… thì tôi thấy vở diễn này kém quá,” từ Sài Gòn, Giáo sư Tương Lai nói.

Đụng chạm ô dù

Từ Hà Nội, Tiến sỹ Lê Đăng Doanh nêu quan điểm cho rằng cần theo dõi thêm diễn biến của các vụ xử, tuy nhiên ông thấy rằng các vụ án này là ‘quá ít’ so với thực tế tình trạng tham nhũng ở Việt Nam mà từ lâu theo ông Đảng và nhà nước ‘đã cạn kiệt’ ngôn từ trong cuộc chiến chống tệ nạn này.

Ông nói: “Việc chống tham nhũng của Việt Nam thì về mặt lời nói đã dùng những ngôn từ cao nhất rồi, tức là đã cạn ngôn từ rồi: ‘giặc nội xâm’, rồi ‘nguy cơ tồn vong’ của đất nước.

“Thế nhưng hiện nay việc chống tham nhũng, Việt Nam rất kém hiệu quả. Cụ thể là xếp hạng của Tổ chức Minh bạch Quốc tế (Transparency International) về cảm nhận tham nhũng của Việt Nam, thì điểm ba năm: 2013, 2014 và 2015 cứ là 31/100, không có thay đổi gì cả.”

Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương bình luận thêm về tính ‘trọng điểm’ và điển hình của các vụ án và một vấn đề khá ‘nhạy cảm’ ở Việt Nam trong chống tham nhũng mà ông gọi là ‘đụng chạm ô dù’.

Tiến sỹ Doanh nói: “Theo tôi hiểu 8 vụ ấy thì không phải là nhiều và so với việc tham nhũng mà xã hội Việt Nam hiện nay đang đề cập, thì chắc chắn số vụ tham nhũng rất là nhiều chứ không phải là ít.

“Thế nhưng vấn đề ở đây là chuẩn bị được đến đâu, hồ sơ được đến đâu, điều tra được đến đâu, thì đưa ra đến đấy là một. Việc thứ hai nữa là các việc xử án tham nhũng này thì thường là tham nhũng ở Việt Nam không thể nào thực hiện được, nếu như không có ô dù nhất định.

“Nếu mà xử tham nhũng vụ này, hay vụ kia, rất có thể là sẽ đụng đến cái ô dù nào đấy và đấy là một vấn đề có lẽ là cần tiếp tục theo dõi thêm xem là việc xử nhân vật tham nhũng này có tác động gì đến ông A, ông B nào đấy, ở đâu đấy trên cao hay không. Và điều ấy là điều đáng chú ý trong việc xử tham nhũng trước kỳ Đại hội,” Tiến sỹ Lê Đăng Doanh nói.

Hời hợt, bưng bít?

Hôm thứ Ba, từ Sài Gòn, Tiến sỹ Phạm Chí Dũng, một nhà quan sát và vận động cho xã hội dân sự ở Việt Nam bình luận về tám vụ án trọng điểm.

Ông nói với BBC: “Cảm nghĩ của tôi là có vẻ như những vụ án trọng điểm đưa vào năm nay hời hợt hơn khá nhiều so với những vụ án trọng điểm đưa vào những năm trước.

“Thí dụ như vào năm 2013, đã đưa ra một số vụ án trọng điểm, trong đó có đưa ra xử vụ Dương Chí Dũng, tức là Vinalines.

“Và cái cách mà bên ngành tư pháp cũng như bên Đảng chỉ đạo đối với các vụ án trọng điểm thường là phải đưa tên tổ chức đầu tiên, rồi sau đó mới là những cá nhân chịu trách nhiệm nằm trong tổ chức đó, kèm theo chức vụ cụ thể.

“Và thậm chí còn đưa luôn cả nội dung của từng vụ án, từng vụ việc và mức độ vi phạm trầm trọng như thế nào. Nhưng tám vụ án được coi là trọng điểm năm nay lại chỉ có tên cá nhân và đồng phạm, đồng bọn, ngoài ra không có gì khác.

“Và việc mà quá vắn tắt như vậy nó làm cho người ta có cảm nhận đầu tiên là thứ nhất dường như những vụ án được coi là trọng điểm lại có một cái gì không minh bạch, hoặc là bị bưng bít.

“Ít nhất về mặt truyền thông, về mặt tuyên giáo, đưa ra chỉ để cho độc giả, cho dư luận xã hội biết một chút thôi, còn lại người ta muốn che dấu một cái gì đó.

“Cảm nhận thứ hai, nếu như những vụ án này nó đơn giản tới mức chỉ có tên cá nhân và những đồng phạm mà không có mức độ nghiêm trọng như là những vụ án đưa vào những năm trước, thì có thể đây chỉ là những vụ án bình thường và đưa ra xét xử cho có.”

“Vấn đề là thời điểm đưa ra vào lúc này nó có ý nghĩa gì,” ông Phạm Chí Dũng đặt dấu hỏi.

‘Có thể 50% quan chức dính tham nhũng’

24 tháng 1 2014 Cập nhật lúc 15:02 ICT

tham nhung

 Image caption TS Phạm Chí Dũng nói các nhóm lợi ích đã câu kết, lũng đoạn gây ra nạn tham nhũng nhà nước trầm trọng.

<span >Tham nhũng nhà nước có thể đẩy tới một cuộc ‘khủng hoảng chính trị, xã hội’ khó tránh khỏi ở Việt Nam mà hệ quả sau cùng có khả năng dẫn tới tới việc thay đổi hoàn toàn bản chất của nhà nước và chế độ, theo ý kiến của nhà bình luận từ trong nước.

Tham nhũng nhà nước liên kết phức tạp, sâu rộng với các nhóm lợi ích có thể làm cho ít nhất 50% quan chức ở Việt Nam dính vào ‘tham nhũng’, mà trong đó, có thể có tới 20% số có ‘đặc quyền đặc lợi’ ở cấp độ trung cao có sự can dự, Tiến sỹ Phạm Chí Dũng nói với BBC hôm 23/01/2014.

Vẫn theo nhà kinh tế, đồng thời là nhà báo tự do này, nếu tính trên tổng số ít nhất 2 triệu công chức ở Việt Nam, tỷ lệ này cho thấy một con số tiềm năng của tham nhũng nhà nước ở mức khá lớn, với khoảng 400 nghìn người có thể ‘dính vào tham nhũng’.

So với Trung Quốc, theo ông Dũng, Việt Nam chưa cho tiến hành các cuộc điều tra được công bố công khai, rộng khắp về tham nhũng nhà nước, trong đó minh bạch hóa các nguồn tài sản và thu nhập thực tế giới chức chính phủ ở các cấp, đặc biệt ở nhóm quyền chức trung, cao.

Nhà quan sát độc lập cũng phân tích các hình thức tham nhũng, các dòng chuyển động đưa tài sản ‘phi pháp’ ra nước ngoài mà không công bố, không khai thuế, không chỉ dừng ở ‘rửa tiền’ đơn giản, mà còn ‘quay vòng vốn’ trở lại trong nước, tạo thêm lợi nhuận, sau khi đã ‘làm sạch’.

‘Tuồn, tẩu tài sản’

Ông Dũng nêu giả thuyết có thể có từ 25-30% nguồn ‘kiều hối’ được điều chuyển trở lại thị trường trong nước có nguồn gốc không rõ ràng, và có thể đến từ các hoạt động rửa tiền, quay vòng vốn của các quan chức, nhóm lợi ích từ Việt Nam.

Nhà quan sát từ Sài Gòn <span >cũng phân tích những khía cạnh của hiện tượng mà ông gọi là nền kinh tế đen, hiện tượng nhóm lợi ích, các quan chức được cho là ‘tha hóa’ đã tham nhũng ra sao, câu kết như thế nào với các đại gia, các nhóm lợi ích xấu trên các lĩnh vực kinh tế trong nước, từ ngân hàng, tài chính, cho tới khai thác mỏ, quặng, khoáng sản, thâm lạm công quỹ v.v…

Đặc biệt, ông chỉ ra mức độ, cách thức phổ biến trong nhiều năm qua của việc ‘tuồn tài sản tham nhũng’ và ‘cài cắm’ con cháu ra nước ngoài, như những phương án ‘tẩu tán’ và ‘chuẩn bị tháo thân’ khi cần thiết của nhiều đối tượng ‘tham nhũng nhà nước’.

Mở đầu cuộc trao đổi với BBC, ông Dũng lấy làm tiếc về việc chính quyền Việt Nam không công bố chính thức, công khai các số liệu về nạn tham nhũng, rửa tiền, tình trạng các quan chức ‘tuồn tài sản’ ra nước ngoài tinh vi ra sao, hoặc ‘rửa tiền’ rồi đầu tư ngay tại chỗ trong nước thế nào.

Ông nói: “Đáng tiếc là từ trước đến nay, Việt Nam chưa hề công bố một số liệu thống kê, điều tra, hoặc khảo sát liên quan tới vấn đề này, n<span >gay cả vấn đề tài sản cá nhân,

<span >”Mặc dù được Bộ Chính trị yêu cầu, được coi là khá quyết liệt, từ những năm 2002, nhưng cho tới giờ người ta vẫn còn bàn cãi về những tiêu chí phân loại và thống kê, điều tra tài sản với các quan chức và thực ra tới nay, hiệu quả khá là kém cỏi,” Tiến sỹ Dũng nói với BBC.

Advertisement

Để lại ý kiến của bạn

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s

%d người thích bài này: